Cơ thể con người không phải ở thể đặc mà hầu hết là ở dạng thức chân không – một sự tương đồng đáng kinh ngạc với không gian bên ngoài vũ trụ.

Thân thể của con người sao có thể là chân không? Chúng ta không phải là con người bằng xương bằng thịt hay sao? Chúng ta có làn da có khả năng cảm nhận nóng lạnh, đau nhức, có đôi mắt có thể nhìn thấy vạn vật, có đôi tai có thể nghe thấy mọi âm thanh… Tuy nhiên, dựa theo tính toán đặc trưng của các nguyên tử vi quan tạo nên các tế bào trong cơ thể, thì cơ thể của chúng ta thật sự gần như là chân không.

Chúng ta đều biết cơ thể con người là do tế bào hợp thành, ví dụ như tế bào hồng cầu, tế bào da, tế bào xương… Những tế bào này được kết hợp một cách có trật tự và thực hiện một loạt các chức năng sinh lý.

Tế bào được tạo thành từ vô số các phân tử (Ảnh: Book Hunter)

Mà các tế bào lại được hình thành nhờ vào sự tổ hợp của vô số phân tử, như phân tử protein, các phân tử đường … Các phân tử này lại được tạo thành từ các nguyên tử, như các nguyên tử cacbon, nguyên tử hydro, các nguyên tử oxy…

Các nguyên tử này được cấu tạo từ các electron và hạt nguyên tử, vậy khoảng cách giữa các electron và hạt nguyên tử là bao nhiêu?

Bởi vì nguyên tử vô cùng nhỏ, còn nhỏ hơn cả đường kính của một sợi tóc. Vì vậy, khái niệm về chiều dài hoặc kích thước của các nguyên tử chỉ có thể dùng cách so sánh để lý giải.

Sự chuyển động của các electron xung quanh hạt nhân nguyên tử chẳng phải tương đồng với việc 9 đại hành tinh bay xung quanh Mặt trời (Nguồn: youtube.com)

Căn cứ theo Business Insider đưa tin, các electron quay quanh hạt nhân nguyên tử và khoảng cách giữa electron và hạt nhân nguyên tử lớn hơn 100.000 lần so với đường kính của hạt nhân nguyên tử. Cũng chính là nói, trong nguyên tử, nếu như xem phạm vi tồn tại của các electron là kích thước của nguyên tử, sau khi phóng đại kích thước của nguyên tử lên bằng một sân bóng đá thì chúng ta sẽ phát hiện hạt nhân nguyên tử chỉ to bằng một hạt đậu phộng.

Từ đây cho thấy, khoảng cách giữa các electron và hạt nhân nguyên tử cũng tương tương với khoảng cách từ một hạt đậu phộng đặt ở giữa nối đến đường biên của sân bóng. Cũng chính là nói thật ra nguyên tử vô cùng “trống rỗng”.

Nếu như phóng đại kích thước của nguyên tử lên bằng một sân bóng đá thì hạt nhân nguyên tử sẽ chỉ lớn như một hạt đậu phộng (Ảnh minh họa)

Những nguyên tử “trống rỗng” này hợp thành phân tử, sau đó phân tử lại hợp thành tế bào, và cuối cùng là toàn bộ cơ thể.

Vì vậy, từ góc độ vi quan mà suy xét thì cơ thể của chúng ta tồn tại một khoảng không cực lớn, chứ không phải là sự liền mạch “dày đặc” nhìn thấy bằng mắt thường.

Các nhà khoa học tiến thêm một bước giải thích, khoảng không này chiếm tỉ lệ 99,9999999% tổng diện tích cơ thể. Câu nói thuộc về khía cạnh toán học này được đổi thành một cách nói thông dụng chính là, cơ thể của con người căn bản là “chân không”.

Dựa theo mối quan hệ giữa kích thước lớn nhỏ của hạt nguyên tử và các electron cùng không gian khoảng trống giữa chúng, nếu như chúng ta loại bỏ khoảng trống này, để cho các electron và hạt nguyên tử được sắp xếp và kết hợp chặt chẽ, vậy thì cơ thể của chúng ta sẽ biến đổi trở nên như thế nào?

Đáp án là cơ thể chúng ta chỉ còn là một hạt bụi, lớn nhất cũng chỉ có thể tương đương với một hạt đường nhỏ!

Nếu loại bỏ các khoảng trống không gian giữa electron và hạt nhân nguyên tử, cơ thể chúng ta sẽ chỉ còn nhỏ bé như 1 hạt bụi (Ảnh: islamkafah.com)

Hiện tượng kỳ diệu này không chỉ giới hạn trong cơ thể con người của chúng ta mà toàn bộ vật chất trong toàn thể vũ trụ cũng như vậy.

Đó là chiếc bàn, ngôi nhà hay chiếc xe hơi ở trước mắt chúng ta, bên trong chúng chẳng phải cũng tồn tại khoảng khoảng không lớn giống như trong cơ thể con người? Còn các vật thể khác thì sao? Cũng có tình hình như vậy.

Thực tế, vũ trụ cũng giống như vậy “khó mà tưởng tưởng”, và vũ trụ hầu hết đều là “khoảng không”.

Trong vi quan, hoặc cũng chính là nói ở trạng thái mắt thường không thể nhìn thấy, tất cả đều thay đổi một cách “ngoài sự tưởng tượng”. Đến đây, chúng ta phần nào có thể hiểu được tại sao Đạo gia giảng thân thể người là một tiểu vũ trụ, bên trong vô cùng rộng lớn, vô biên vô tế không khác gì vũ trụ bên ngoài kia.

Nhật Minh