Khi hồ Động Đình khô cạn, những kiến trúc kỳ lạ bỗng xuất hiện, chúng là di tích cổ đại hay thông điệp do nền văn minh ngoài hành tinh lưu lại? Ngâm mình trong nước hàng nghìn năm, cổ vật bí ẩn liệu có phải là bảo vật trấn hồ? Nó muốn trấn trụ ai? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Nằm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Trung Quốc. Vào thời cổ đại, hồ Động Đình mênh mông sương sóng, nó được gọi là “Hồ Động Đình tám trăm lý”, tuy nhiên, thời cận đại do việc vây hồ tạo điền, diện tích của hồ Động Đình đã trở nên càng ngày càng nhỏ. Năm nay, do thời tiết hạn hán, hồ Động Đình thậm chí còn khô cạn, lộ ra đáy hồ rộng lớn. Lúc này, người dân mới phát hiện, òa, dưới đáy hồ có những kiến trúc rất kỳ lạ.

Trong các hình ảnh video chụp từ trên không, mọi người có thể thấy rõ, nằm trong lớp cát vàng dưới đáy hồ, có một khu vực hình chữ nhật màu đỏ nhạt. Ở những nơi khác nhau trong khu vực này, có một số khu vực hình vuông khổng lồ, mặt trong có rất nhiều hoa văn trông giống như văn tự và phù hiệu, mỗi cái đều khác nhau, có phần lồi lên, có phần lõm xuống. Nhìn tổng thể, nó trông giống như một con dấu khổng lồ, nhưng cũng giống như một mê cung.

Bên cạnh khu vực hình vuông, còn rải rác nhiều đồ hình nhỏ, ở giữa nhô cao, hai bên lõm xuống. Nhìn nó có vẻ hơi giống dấu chân người khổng lồ? Sau khi đo đạc, toàn bộ khu vực rộng khoảng 1,55 km vuông, tương đương với hai lần diện tích Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Vậy những cấu trúc này dùng để làm gì? Dư luận xôn xao bàn tán, có người cho rằng đó là tàn tích của một cổ thành, có thể đã bị nhấn chìm trong một trận đại hồng thủy nào đó. Cũng có người nói, đây là một quần thể cổ mộ, bên dưới có thể mai táng một số gia tộc hiển hách. Thậm chí có người còn cho rằng, lẽ nào đây là “mạch điền quyên” phiên bản Trung Quốc? Đó có phải là thông điệp do người ngoài hành tinh để lại? Chà, nó thực sự trông giống như một mã QR.

Tuy nhiên, vị quan chức này cho biết, những địa điểm xuất hiện những hoa văn này đều nằm gần trung tâm hồ Động Đình, theo ghi chép lịch sử, khu vực này luôn bị nước bao phủ nên chắc hẳn không thể là thành cổ hay lăng mộ cổ. Giới quan phương suy đoán rằng, đây có thể là dấu vết do xây đập để lại. Gần đây, ngư dân xây những con đập ngắn trong hồ để ngăn nước, lợi dụng thủy triều lên xuống của hồ để đánh bắt cá tôm. Sau đó, khi hồ Động Đình được cải tạo vào năm 2018, những hàng rào ngắn này đã bị đào lên, và những gì hiện giờ thấy có thể là dấu vết để lại.

Tuy nhiên, những kiến trúc này trông rất quy chỉnh, các chỗ lồi lõm đều bị ăn mòn tròn và nhẵn, thực sự trông không giống như nó mới được xử lý trong những năm gần đây. Trên thực tế, giới quan viên cũng không biết chân tướng là gì, chỉ nói rằng, rốt cuộc là gì thì cần phải nghiên cứu thêm. Vậy thì chúng ta hãy chờ đợi.

Ngoài những kiến trúc bí ẩn không thể tin được này, người ta còn phát hiện một thứ gì đó dưới lòng hồ Động Đình, một bí ẩn chưa có lời giải đã được lưu truyền tại địa phương hàng nghìn năm.

Xem video tại đây

Cái gông hình đuôi én

Nếu quý vị đã từng đến lầu Nhạc Dương bên hồ Động Đình, quý vị có thể lưu ý đến một khối sắt gần Điểm Tướng Đài đặt ở tầng dưới lầu Nhạc Dương. Cục sắt này có màu đen sẫm, trông cũ kỹ, đầy vết tích thời gian, hình dạng đuôi én, và nặng vài tấn.

Thứ này để làm gì, và tại sao nó lại được đặt ở tầng dưới của lầu Nhạc Dương? Câu chuyện phải bắt đầu từ năm 1980.

Vào tháng 3 năm đó, mực nước hồ Động Đình giảm xuống, khi một số người dân địa phương ra đó câu cá, họ đột nhiên phát hiện ra ba vật gì đó nổi lên từ mặt nước cách bờ hồ không xa. Khi họ bước tới xem, đó là ba khối sắt khổng lồ.

Họ đã câu cá ở đây vài năm, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy thứ này. Nó làm bằng sắt, nhưng tại sao ngâm lâu như vậy trong nước lại không bị rỉ sét hay ăn mòn? Lẽ nào đây là báu vật của hồ Động Đình?

Dân làng nhanh chóng liên hệ với bảo tàng, và bảo tàng đã mời các chuyên gia khảo cổ đến để cùng nhau nghiên cứu ba khối sắt.

Và thế hệ lớn tuổi trong làng cũng bắt đầu kể cho mọi người nghe những câu chuyện trong ký ức của họ. Khoảng cuối những năm 1930, ba khối sắt này đã từng lộ diện, đương thời chính là thời điểm chiến tranh kháng Nhật, sau khi quân Nhật công chiếm Nhạc Dương, họ cũng thích những khối sắt này, muốn mang về Nhật, nên dùng dây thép buộc vào khối sắt rồi lái tàu kéo đi. Kết quả dây thép đứt, nhưng những khối sắt vẫn bất động. Sau khi chiến tranh kháng Nhật kết thúc, người Mỹ cũng từng đưa thuyền đến định mang khối sắt đi, nhưng cuối cùng họ phải bỏ cuộc.

Để nghiên cứu sâu hơn về những khối sắt này, các chuyên gia khảo cổ đã tìm hai chiếc cần cẩu hạng nặng, từ từ kéo một trong những khối sắt vào bờ, sau đó trục vớt lên, làm sạch và bảo tồn tại lầu Nhạc Dương, còn hai khối sắt kia, được tạm thời lưu tại nơi nguyên lai của chúng. Sau khi đo đạc, người ta thấy khối sắt được trục vớt là một văn vật thời Đường, có chiều dài khoảng 2,7m, rộng 1,8m, là sắt nguyên chất đúc tạo, chỉnh thể trình hiện hình chữ X, trọng lượng 2,7 tấn.

Vậy rốt cuộc nó là thứ gì và dùng để làm gì? Các chuyên gia chôn mình trong đống cổ tịch văn hiến, với hy vọng tìm ra manh mối. Quả nhiên, công phu bất phụ người có tâm, trong cuốn “Nhạc Dương Phong Thổ Ký” vào thời Bắc Tống, mọi người phát hiện một đoạn văn thế này: “Trong sa tích bờ sông có một số khối sắt luyện, tục gọi là gông sắt, nặng ngàn cân. Cổ nhân đúc sắt, như hình đuôi én, giữa có lỗ lớn, đường kính khoảng một thước [33cm], không biết dùng làm gì.”  

Sau khi minh bạch, thứ này được gọi là “gông sắt hình đuôi én”. Liên quan đến công dụng của nó, trong sách cũng đưa ra nhiều phỏng đoán khác nhau. Một là làm cọc cố định dùng để ổn định thân tàu, có điểm hơi giống mỏ neo sắt do tàu du lịch hiện đại thả xuống. Nhưng trong sách nói là: “Nghi kỳ thái trọng, phi thuyền nhân sở năng cử dã”, ý tứ là, khối sắt quá nặng, người xưa đi thuyền nhỏ không thể lôi nó lên thuyền hoặc quăng xuống làm neo. Lại có thuyết pháp, ​​cho rằng có thể cho gỗ vào lỗ của gông sắt, để làm hàng rào chắn sóng gió. Tuy nhiên, trước đó chỉ có ba gông sắt được tìm thấy, và năm nay khi đáy sông cạn dần, một gông khác lại được phát hiện. Liệu loại hàng rào chắn sóng gió nào có thể được tạo thành chỉ với bốn thanh chắn? Nó có vẻ không thực tế.

“Nhạc Dương Phong Thổ Ký” cũng đưa ra một suy đoán táo bạo: “Hoặc vân dĩ thử yểm thắng, tịch giao thận chi hoạn.” Điều đó nghĩa là gì? Chính là dùng để trấn tà, để áp chế con giao long dưới nước.

Lời giải thích này có đáng tin cậy không? Thật trùng hợp, Trương Thế Nam triều Tống đã ghi chép lại một sự việc như vậy trong “Du Hoạn Kỷ Văn”.

Một ngày nọ, cháu trai của Trương Thế Nam nói với ông rằng một ngư dân từ huyện Dặc Dương, tỉnh Giang Tây, từng nhảy xuống nước ở một nơi gọi là Đào Hoa, tìm thấy một thứ kỳ quái, dài 8 thước, rộng 4 thước 5 thốn, nặng ước khoảng 400 cân, hai đầu trông giống đuôi én, ở giữa có các lỗ mắt, hai lỗ hình tròn, hai lỗ hình bán nguyệt, không giống sắt cũng không giống đá. Người ngư dân cảm thấy đây có thể là một kho báu, vì vậy anh ta đã cố gắng mang nó lên thuyền, đưa đến huyện thị, kết quả là, thứ này đã kích xuất một sự tình kinh dị, bắt đầu bốc cháy, anh ta nhanh chóng mang nó trở lại Đào Hoa, nhưng nó lại bốc cháy, cuối cùng chỉ khi thuyền chở đến miếu thần, thứ này mới chịu yên. Mọi người đều rất kinh dị, không biết đây là vật gì.

Trương Thế Nam nói với cháu trai của mình, rằng thứ này gần giống với gông sắt đặt dưới lầu Nhạc Dương, chắc chắn trên con sông nơi người ngư dân nhảy xuống nước có một con giao long tác quái, sau này có cao nhân đắc đạo giống như chân nhân Hứa Tốn thời Đông Tấn, đã đúc tạo ra kỳ vật này, dùng để trấn áp giao long. Vì niên đại cửu viễn, bị nước xâm thực, nên giờ nhìn nó không giống sắt. Đưa nó lên bờ, chính là mang “tai họa”, khi phát hiện có vấn đề, hãy nhanh chóng ném nó xuống nước thì ổn.

Tỉnh Giang Tây và Hồ Nam lân cận nhau, đều phát hiện có gông sắt hình đuôi én dưới nước, ngoài ra, ở hai nơi này từ lâu đã có truyền thuyết rằng giao long tác loạn, chân nhân đạo gia Hứa Tốn trảm giao trừ họa. Xem ra, những chiếc gông sắt hình đuôi én ở hồ Động Đình chính là bảo vật trấn hồ. Về việc tại sao lại tạo ra hình dạng kỳ quái như vậy, kỳ thực là có một số thuyết pháp.

Trước tiên chúng ta hãy lý giải, giao long này là gì?

Trong “Tứ Khố Toàn Thư ‧ Nhĩ Nhã Dực” đã từng mô tả về rồng (long) thế này, nói rằng: “Rồng, xuân phân bay lên trời, thu phân lặn xuống vực. Vật chí linh.”, cũng có thể nói, rồng chính là thần vật có linh tính, còn giao long chỉ có thể coi là sinh vật bậc thấp của rồng.

Trong “Nhi Nhã Dực” nói: “Trên đầu “long” có vật giống như Bác Sơn, tên là ‘xích mộc’, rồng không có ‘xích mộc’ thì không thể thăng thiên, nó tính khí thô mãnh, sợ sắt, thích ngọc và trời xanh, thích thịt chim én nướng. Vì vậy người ăn thịt chim én thì không thể vượt biển, tương truyền giao long cũng sợ tơ ngũ sắc và lá xoan, nên từ thời Hán, những người tế Khuất Nguyên đều lấy tơ ngũ sắc và lá xoan buộc tay.” 

Chính là nói, trên đầu rồng có một thứ như Bác Sơn, dân gian cũng gọi là sừng rồng, không có thứ đó, thì chỉ có thể là giao long, không thể phi thăng lên trời như rồng chân chính.

Giao long tính tình thô bạo và hung dữ, nhưng nó sợ sắt và thích ăn thịt chim én nướng. Do đó, người xưa ăn thịt chim én không được phép vượt biển bằng thuyền. Giao Long cũng sợ lá xoan và chỉ ngũ sắc, nên từ thời nhà Hán, khi dân gian tế Khuất Nguyên, họ gói thức ăn bằng lá xoan và buộc chỉ ngũ sắc, để đề phòng Giao Long lấy trộm đồ tế Khuất Nguyên.

Vậy tại sao giao long lại tác quái dưới nước, gây ra lũ lụt và sóng lớn? Theo thuyết pháp của truyền thuyết dân gian, giao long cũng có cơ hội hóa rồng, tục gọi là “tẩu giao”. Chúng cần bơi từ sông hồ ra biển, trong sấm sét bạo vũ mà nhảy lên Cửu Tiêu (chín tầng trời), nếu có thể chịu đựng nỗi đau bị thiên lôi thiêu đốt và sống sót sau kiếp nạn, chúng có thể hóa rồng. Tuy nhiên, tục nói, giao long tự nó mang sóng ba thước, do đó trên đường nó đi sẽ cuộn lên ngàn lớp sóng lớn, rất dễ tạo thành vỡ đê sông hồ, mang đến lũ họa cho con người, do đó lão bách tính đã dùng các phương pháp khác nhau để trấn trụ giao long.

Do đó, nói rằng “gông sắt hình đuôi én” trong hồ Động Đình là gông trấn giao long, được chế tác chiểu theo thuyết pháp giao long “sợ sắt, thích én”, là hợp tình hợp lý. Cũng có địa phương treo dưới cầu một thanh kiếm để khiến giao long quay đầu.

Nhân tiện, người ta nói rằng trong trận lũ mùa hè thảm khốc năm 1998, có người đã nhìn thấy xác của giao long nổi lên trong hồ Động Đình, đương nhiên, giới quan chức đã phủ nhận điều này. Quý vị quan tâm có thể tìm kiếm và lý giải.

Nói đến đây, quý vị có thể hỏi, nói nhiều như vậy, dường như rồng và giao long đều chân thực tồn tại. Chẳng phải chúng là những sinh vật do cổ nhân tưởng tượng sao? Tiếp theo, hãy nói về chủ đề này.

Truyền thuyết về rồng

Hầu hết những lý giải của người hiện đại chúng ta về rồng đều đến từ những cổ tịch, rất nhiều sách cổ có mô tả về rồng. Ví dụ, các tài liệu lịch sử như “Sử Ký”, “Tả Truyền”, “Hán Thư” và “Hoa Dương Quốc Chí” đã ghi chép lại sự tồn tại của rồng, thậm chí cổ đại còn có hai gia tộc “Hoạn Long thị” và “Ngự Long thị” sinh sống bằng nghề nuôi dưỡng rồng.

“Tứ Khố Toàn Thư – Nhĩ Nhã Dực” mà chúng tôi đã đề cập trước, có thể nói là một cuốn từ điển cổ đại, chuyên môn giải thích cụ thể sự vật của thế gian là như thế nào, làm sao phân biệt chúng. Do đó nếu rồng không tồn tại, tại sao lại dạy mọi người cách phân biệt chúng?

Ngoài ra, còn có những mô tả về rồng trong kiệt tác y học cổ đại của Trung Quốc “Bản Thảo Cương Mục”. Lý Thời Trân đặc biệt ghi lại rằng, cạnh miệng rồng có một bộ râu, dưới hàm có minh châu, vừa có thể biến nước, vừa có thể biến lửa. Trong sách cũng trích dẫn các kinh điển khác, đề cập đến công dụng của xương rồng, cho đến làm sao phân biệt xương của rồng cái hay rồng đực. Trong đó biểu thị minh xác, khi y gia sử dụng xương rồng, cũng nên tính đến tính khí và hỉ ác của rồng. Sau khi tìm được xương rồng, nếu phát hiện xương mảnh và có nhiều đường vân rộng là xương của rồng cái, còn xương dày và đường vân hẹp là xương của rồng đực. Hơn nữa xương rồng cũng có màu sắc khác nhau, trong sách miêu tả: “ngũ sắc cụ giả thượng, bạch sắc, hoàng sắc giả trung, hắc sắc giả hạ”, ý là xương ngũ sắc thì là loại tốt, xương màu trắng hoặc vàng là loại trung bình, xương đen thì là loại hạ cấp.

Tuy nhiên, khi nói đến xương rồng, y học hiện đại của Trung Quốc cho rằng đây không phải là xương rồng, mà là một thuật ngữ chung đại diện cho hóa thạch của xương voi, tê giác, ngựa, gia súc và hươu có nguồn gốc từ thời cổ đại. Điều này có thể là do, một mặt hầu hết người hiện đại không tin rằng rồng thực sự tồn tại; mặt khác, xương rồng thực tế rất hiếm, nên người ta trong thời gian dài đã nhầm lẫn xương hóa thạch của các loài động vật lớn là xương rồng, do đó người hiện đại cho rằng xương rồng chính là những hóa thạch này. Đúng hay sai, đó chỉ là một vấn đề về quan điểm.

Vậy ngoài những ghi chép cổ xưa về rồng, con người đã từng nhìn thấy rồng ở thời hiện đại chưa? Trên thực tế là có. Trước đây chúng tôi có làm một chuyên mục đặc biệt, giới thiệu sự kiện rồng rơi ở Doanh Khẩu, Liêu Ninh, nếu quý vị quan tâm có thể tìm hiểu. Và người ta cũng quay được nhiều video rồng hút nước, hay lúc ẩn lúc hiện trên không trung. Nhưng không thể không thừa nhận rằng, càng đến cận đại càng khó thấy tung tích của rồng. Suy cho cùng, rồng là linh vật, muốn nhìn thấy nó, ngoài việc cần có một hoàn cảnh thuần tịnh ưu mỹ để thu hút nó, cũng cần cảm triệu nó bằng một trái tim thành khẩn và thiện lương. Và cả hai điều này, ngày càng khó tìm trong thời hiện tại.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch