Thông qua cuộc cách mạng công nghiệp con người đã tạo ra những loại chất nổ có sức công phá vô cùng ghê gớm khiến chúng được mệnh danh là “những sứ giả của thần chết”.
1. Aziroazide azide
Azidoazide azide (C2N14) hay còn gọi AA là hợp chất dễ nổ nhất từng được con người chế tạo. Chúng là chất siêu nổ, rất ổn định với 14 nguyên tử nitơ liên kết lỏng lẻo với nhau, do đó nó có thể phát nổ khi ai đó chạm vào hoặc cố gắng cầm lên. Khi đó các liên kết nitơ – nitơ nhanh chóng bị phá vỡ tạo thành phân tử khí nitơ. Phản ứng tỏa ra một lượng nhiệt lớn.
AA dễ nổ đến mức độ nhạy nổ của chất này vượt quá khả năng đo lường của con người. Vào năm 2010, một nhóm các nhà hóa học Đức đã liệt kê các hành động có thể kích nổ AA, trong đó bao gồm các hành động hết sức nhỏ như… dịch chuyển, hoặc tác động từ ánh sáng, hoặc chẳng làm gì nó cũng nổ.
Video: Sức mạnh đáng gờm của Aziroazide azide
2. TATP
Chất hóa học TATP thuộc về nhóm phân tử peroxit, chứa liên kết oxy – oxy yếu, không ổn định, và không có trong TNT. Điều này nghĩa là TATP ít ổn định và dễ tự phát nổ.
Thuốc nổ TATP được mệnh danh là “Mẹ Quỷ”, có thể được chế tạo từ các loại vật liệu, hóa chất mua từ hiệu thuốc. Sức công phá của TATP mạnh hơn TNT khoảng 80%. Chỉ cần một cú va chạm hoặc gõ mạnh vào là đủ để kích hoạt vụ nổ.
TATP dễ chế tạo và thường có mặt trong các thiết bị nổ tự chế (IED) dùng trong nhiều cuộc tấn công khủng bố mà điển hình là vụ đánh bom tự sát ở London, Anh vào ngày 7/7/2005 hay vụ thảm sát ở Paris năm 2015.
Video: Thí nghiệm sức công phá của 10 g TATP khi đặt trong ống nhôm
3. RDX
RDX là một “chất nổ nitơ”, tính chất gây nổ của RDX bắt nguồn từ sự có mặt của rất nhiều liên kết nitơ – nitơ chứ không phải liên kết oxy như TATP. Các nguyên tử nitơ luôn muốn liên kết với nhau tạo thành khí nitơ với liên kết ba bền vững nên RDX cực kỳ không ổn định.
RDX thường được trộn với các hóa chất khác để làm cho nó ít nhạy cảm hơn và không có khả năng phát nổ bất ngờ. Người ta cũng dùng RDX để phá hủy có kiểm soát các tòa nhà hoặc tiêu hủy bom mìn.
Video: Chất nổ RDX được dùng để tiêu hủy mìn
4. TNT
Theo Science Alert, đây là chất nổ chúng ta thường biết đến nhiều nhất với tên gọi là trinitrotoluene hay TNT. Loại chất rắn màu vàng này lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1863 với mục đích làm thuốc nhuộm.
Không như nitroglycerin có thể phát nổ khi va chạm, TNT rất “lỳ đòn”, có thể quăng quật thoải mái, thậm chí có thể nấu chảy và đổ vào dụng cụ chứa. Nó chỉ phát nổ khi có ngòi nổ mồi và tạo ra sức công phá khủng khiếp khi các nhóm nitro trong phân tử nhanh chóng biến thành khí nitơ. Tính chất gây nổ của TNT được phát hiện năm 1891 bởi Carl Häussermann, nhà hóa học người Đức.
TNT là chất nổ lý tưởng để sử dụng trong những trường hợp phá dỡ công trình có kiểm soát. Người ta cũng sử dụng TNT như một đơn vị đo lường tiêu chuẩn cho bom. Mức độ phát nổ của các hóa chất khác cũng thường được so sánh với TNT.
Video: Một tòa nhà cao tầng được phá dỡ bằng thuốc nổ TNT
5. PETN
Một trong những chất nổ mạnh nhất là PETN, chứa nitroglycerin và nhiều nhóm nitro hơn TNT. Là một chất hóa học bền, dễ bảo quản vận chuyển dễ hơn RDX. Tan mạnh trong methyl axetat, có thể phân hủy trong acetone, tan một ít trong ethanol và benzene.
PETN rất khó để phát nổ nên người ta thường kết hợp nó với TNT hoặc RDX. Hiện nay, loại chất nổ này thường có mặt trong kíp nổ của vũ khí hạt nhân.
Video: Sức công phá khủng khiếp của chất nổ PETN
Sơn Tùng