Liệu có tồn tại “thế giới” nào khác bên ngoài thế giới của chúng ta? Liệu có tồn tại các chiều không gian “song song”, nằm cách chúng ta chỉ một tấm màn mỏng, mà chúng ta chỉ có thể đôi lúc thoáng nhìn thấy thông qua những đường thông liên chiều?

Ý tưởng về các thực thể song song (hay vũ trụ song song – hay các chiều không gian khác gần giống với thực thể chúng ta đang sống hiện nay) – hoàn toàn không phải là một khái niệm mới đối với nhân loại. Vũ trụ song song là chủ đề từng được bàn luận sôi nổi bởi những nhân vật như triết gia nổi tiếng người Hy Lạp Plato, thậm chí từng được đề xuất trên bình diện toán học bởi một sinh viên cao học tại ĐH Princeton tên là Hugh Everett vào năm 1954. Không lâu sau đó, nhà vật lý Bryce Seligman DeWitt đã giới thiệu lý thuyết của Everett ra công chúng, và gọi nó là “Diễn giải về [sự tồn tại] của Đa Thế giới”.

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: newearth.media

Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra nhằm trả lời cho câu hỏi, rằng liệu có các không gian khác tồn tại bên ngoài không gian chúng ta đang sinh sống hay không. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, việc du hành và tương tác với những thế giới song song này hiện vẫn chỉ thuần túy là khoa học viễn tưởng, là chủ đề của rất nhiều câu chuyện cổ thời xưa như “Flatland: A romance of Many Dimensions” (Vùng đất phẳng: Tính lãng mạn của các Chiều kích Không gian) của Edwin Abbott vào năm 1884, và trong các tiểu thuyết hiện đại như “The Man in the High Castle” (Người đàn ông trong Pháo đài Cao), và trong chương trình truyền hình “Sliders”.

Trong những câu chuyện giả tưởng này, chúng ta có được một cái nhìn khái quát về những thế giới tương đồng nhưng không hoàn toàn giống với chúng ta, dù rằng chỉ trên phương diện lý thuyết, và cho đến nay, chúng ta chưa thể thực sự du hành đến những thế giới này ngay cả khi chúng thật sự tồn tại.

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: Kobo.com

Tuy nhiên, để khám phá xem liệu có tồn tại những không gian khác hay không và liệu có các đường thông giúp chúng ta tiếp cận với chúng hay không, các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học siêu thường đã cung cấp cho chúng ta một số “dấu hiệu”.

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: shutterstock.com

1. Ma và các hiện tượng siêu thường

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: svgsilh.com

Rất nhiều người tin rằng ma hay linh hồn có thể đến từ các chiều không gian khác; nhiều nhà nghiên cứu các hiện tượng siêu thường đang xem xét nhận định rằng có các địa điểm đặc biệt ở những khu vực khác nhau trên thế giới thực sự đóng vai trò “các đường thông” từ thế giới chúng ta sang thế giới khác. Một số cho rằng các đường dẫn này chính là cách thức các sinh linh tiến nhập vào thế giới chúng ta. Những sinh linh này có thể là linh hồn của những người đã mất, hoặc cũng có thể là những loài sinh vật thuộc một dạng thức khác. Một số thậm chí tin rằng những “con ma” này không phải thứ gì vi diệu, mà thực ra chỉ là những loài sinh vật tồn tại và cư ngụ ở một không gian khác.

Tuy rằng điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng không phải vậy. Những sinh mệnh này đã được bắt gặp, báo cáo, thậm chí ghi lại trên các bức ảnh chụp và video ở những nơi mà nhiều người tin rằng là “cánh cổng” dẫn đến thế giới của người chết. Những địa điểm này thường bị dán mác “bị ma ám” trong quá khứ khi mọi người nhìn thấy những thứ không thể lý giải được theo cách thông thường trong khu vực. Trong bối cảnh đó, những cánh cửa và đường thông này, và việc các sinh linh từ không gian khác có thể di chuyển xuyên qua chúng để đến đây, có thể chính là lời giải thích mà nhiều chuyên gia tìm kiếm bấy lâu nay cho hàng trăm trường hợp “chạm trán với ma” trong nhiều năm như vậy.

2. Hiện tượng Deja Vu

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: ĐKN

Ít nhất một lần trong đời, chúng ta đã tự mình trải nghiệm hiện tượng déjà vu – cái cảm giác hay ấn tượng rằng mình đã từng chứng kiến, bắt gặp hay trải nghiệm một hoàn cảnh như vậy trước đó, mặc dù rõ ràng chúng ta chưa từng đến đây. Trong một khoảng thời gian dài, cái cảm giác kỳ lạ này đã được liên hệ với nhiều thứ, từ những thứ siêu thường như hiện tượng tâm linh, cho đến những thứ đời thường như chứng rối loạn thần kinh trong y học. Nhưng một cách giải thích thú vị khác đằng sau hiện tượng này là, có một mối liên hệ bí ẩn và chưa được biết đến giữa deja vu và các vũ trụ song song.

Theo GS Michio Kaku, một nhà vật lý lý thuyết, người theo chủ nghĩa vị lai người Mỹ, các vũ trụ song song có thể là cách giải thích hợp lý cho hiện tượng bí ẩn deja vu. Và theo ông, vật lý lượng tử đã cung cấp đầy đủ dữ liệu cần thiết để chúng ta xem xét hiện tượng deja vu, theo đó hiện tượng này xảy ra do khả năng “lật nhanh giữa các vũ trụ” của một người.

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: ĐKN

Nhà khoa học đoạt giải Nobel Steve Weinberg đã so sánh giả thuyết đa vũ trụ với sóng radio. Trong vũ trụ chúng ta, chúng ta được “chỉnh” đến một tần số nhất định, giúp chúng ta đồng bộ với thực thể vật lý, môi trường sinh tồn hoàn cảnh như thế này. Tuy nhiên, theo thuyết này, hóa ra có vô vàn không đếm được các thực thể song song đồng thời tồn tại với chúng ta trong cùng căn phòng hay chốn này. Tuy nhiên, thường chúng ta không có khả năng và phương tiện để “bắt sóng” của chúng. Những thế giới này rất tương đồng với nhau nhưng mỗi chúng có một vết tích năng lượng đặc thù phân cách tất cả chúng với những cái còn lại. Bởi tần suất của những sóng này tỷ lệ thuận với năng lượng của chúng, nên sóng của mỗi thế giới tồn tại trong cùng một thời điểm đang dao động tại các mức tần suất khác nhau, nên đã ngăn chặn chúng tương tác hay ảnh hưởng lẫn nhau.

4 bằng chứng cho thấy những cánh cổng dẫn đến các thế giới khác thực sự tồn tại (P1)
Ảnh: PBS

Tuy nhiên, khi bạn xuất hiện trải nghiệm deja vu, một số tin rằng vào đúng thời điểm đó, bạn đang “dao động hòa hợp, cùng nhịp” với tần suất của vũ trụ khác song song với chúng ta.

(còn tiếp)

Thanh Tước