Khoảng 16 giờ ngày 26/7, hộp đen máy bay Su-22 thuộc Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 rơi ở Nghệ An đã được tìm thấy gần khu vực xảy ra tai nạn. 

Báo Nghệ An đưa tin, hộp đen được phát hiện tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn (gần vị trí máy bay rơi). Khá đông người làm nhiệm vụ tại hiện trường chứng kiến, xác nhận hộp đen vẫn còn nguyên vẹn khi tìm thấy.

Hiện, hộp đen đã được thu giữ để khai thác dữ liệu về chuyến bay, tìm kiếm nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.

Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Vật thể từ chiếc máy bay Su-22 (Ảnh: Báo Nghệ An)
Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Vị trí máy bay rơi cách UBND xã Nghĩa Yên chưa đầy 5 km. (Ảnh: VOV)
Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Nhiều mảnh vỡ cách xa hiện trường tới 200m. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Hiện trường được phong tỏa. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Dù không được tiếp cận, đông đảo người dân vẫn tìm đến để theo dõi quá trình tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Như tin đã đưa, khoảng 11h16′ ngày 26/7, máy bay Su-22U, số hiệu 8551 thuộc Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân) bay huấn luyện cất cánh tại sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa), đến 11h35′ cùng ngày thì mất liên lạc.

Sau đó, chiếc máy bay được xác định đã rơi tại khu vực xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Hộp đen máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An được tìm thấy gần nơi gặp nạn
Cột khói nghi ngút từ hiện trường nơi máy bay rơi. (Ảnh: Dân Trí)

Hai phi công hy sinh là trung tá Khuất Mạnh Trí (40 tuổi, ở Sơn Tây, Hà Nội) – Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng trung đoàn Không quân 921 và Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921 – thượng tá Phạm Giang Nam (46 tuổi, Thái Bình), theo Vietnamnet.

Hộp đen là thiết bị thường được đặt ở đuôi máy bay, phần ít chịu ảnh hưởng nhất khi tai nạn xảy ra, có tác dụng lưu trữ thông tin liên lạc từ buồng lái, âm thanh phía trước máy bay và các dữ liệu quan trọng khác.

Dù có tên gọi là “hộp đen” nhưng thiết bị này có màu cam sáng, không thấm nước và gần như không thể phá hỏng. Nó có thể chịu lực tác động lên tới 3.400 lần so với khối lượng, nghĩa là nó có thể chịu mọi sự phá hủy của máy bay.

Ngoài ra, hộp đen có cấu tạo hình tròn hoặc hình trụ nhằm làm giảm tối đa thiệt hại khi máy bay gặp nạn và phải có khả năng an toàn khi bị đốt cháy liên tục trong 30 phút.

Huyền Hương