Chuyên mục CHÀO BUỔI SÁNG ngày 14/7 xin gửi đến quý độc giả những tin đáng chú ý sau:

Gia đình muốn hai bé bị trao nhầm về sống chung một nhà

Sáng 13/7, trong cuộc gặp mặt với đại diện Bệnh viện đa khoa Ba Vì, đơn vị để xảy ra sự cố trao nhầm con, anh Sơn bày tỏ: “Gia đình tôi chưa nói gì đến mức độ bồi thường, quan trọng nhất vẫn là con cái. Bây giờ không phải là lúc tranh cãi nhau lỗi do ai mà phải phối hợp khắc phục, để hai cháu tránh những vấn đề tâm lý”, theo VnExpress.

Bé Hải sà vào lòng mẹ nuôi, chị Hiền, khi đi học về. (Ảnh: Tiền Phong)

Anh Sơn lý giải sự cấp thiết:

Thứ nhất là thời điểm năm học mới sắp tới gần. Anh muốn sớm nhận bé Minh về thay đổi tên họ, làm thủ tục nhập học.

Thứ hai, con đang có vấn đề viêm giác mạc. Dù chị Hương đã chữa trị trong thời gian qua, nhưng gia đình mong muốn sớm nhất cùng phối hợp chữa trị.

Thêm vào đó, anh cũng lo lắng những vấn đề tâm lý của con đẻ mình khi sinh trưởng trong môi trường bố mẹ từng mâu thuẫn, đổ vỡ hôn nhân.

Gia đình anh Sơn chủ trương sẽ nuôi hai bé. Việc này đã nhận được sự đồng thuận của gia đình chị Hương. “Ông Phượng bố Sơn nói sẽ nhận nuôi tất cả các bé, sống cùng một nhà, để hai bé gần gũi với nhau”, bà Vũ Thị Trọng, 75 tuổi, mẹ chị Hương cho biết.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Hai bên gia đình dự định, cuối tuần này chị Hương sẽ mang bé Minh về dự đám giỗ bên nhà bố mẹ đẻ. Sau đó Minh sẽ sống cùng Hải, bố Sơn, mẹ Hiền cùng em trai 3 tuổi.

“Mong trong hai tháng Minh làm quen được nếp sống mới, gần gũi với gia đình, chăm sóc lẫn nhau để bước vào năm học mới tốt nhất”, anh Sơn đặt hi vọng.

Bà Trọng, mẹ chị Hương cho biết hai gia đình đã thống nhất được phương án nuôi Hải và Minh tốt nhất. (Ảnh: VnExpress)

Chị Phùng Thị Hiền, vợ anh Sơn, mẹ đẻ bé Minh cho biết, từ lúc phát hiện trao nhầm con cuối tháng 3/2018 tới nay, hai gia đình có khoảng chục cuộc gặp mặt cho Minh và Hải. Trong đó có một lần Minh ngủ lại cùng chị. Một lần bé Hải cũng lên nhà ngoại gần gũi gia đình và ngủ với mẹ Hương.

“Lúc vừa phát hiện sự việc, chị Hương nói với Minh là từ nay con sẽ có thêm một bố, một mẹ, thêm một em trai. Đó là bố mẹ ruột của con. Tương tự, gia đình mình cũng nói với Hải con sẽ có thêm mẹ Hương, thêm em”, chị Hiền nói.

Từ lúc đó hai bé cũng gọi bố mẹ, ông bà nội ngoại. Vợ chồng anh Sơn và phía chị Hương cũng từng tổ chức các bữa đi chơi, đi siêu thị và để cho Minh, Hải lựa chọn bất cứ món đồ chơi nào mình thích.

Đặng Văn Hiến gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước

Chiều 13/7, luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết trên Zing, bị cáo Đặng Văn Hiến – người bị TAND Cấp cao tại TP. HCM tuyên án tử hình về tội Giết người đã có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá.

Theo đơn trình bày của Đặng Văn Hiến, ngày 12/7, TAND Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm để xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo. Tuy nhiên, HĐXX đã tuyên y án.

“Nay tôi viết đơn này cầu cứu lên Chủ tịch nước và Chánh án TAND Tối cao, VKSND Tối cao mong được cứu xét để giảm án”, bị cáo Hiến trình bày.

Theo bị cáo Hiến, từ năm 2008 đến 2016, Công ty Long Sơn đã nhiều lần tổ chức nhiều đợt càn quét, phá rẫy, nhà của người dân gây thiệt hại nhiều cây trồng.

Ngày 23/10/2016, Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó giám đốc Công ty Long Sơn) và Phan Công Thiện (Quản lý công ty), đã tổ chức lực lượng gồm 34 người mang theo hung khí, áo giáp cùng các phương tiện cơ giới vào phá tài sản của gia đình bị cáo.

Dang Van Hien gui don xin an xa len Chu tich nuoc hinh anh 1
Đặng Văn Hiến được đưa ra khỏi tòa bằng cửa phụ sau phiên xử. (Ảnh: Zing)

Trước hành động của Công ty Long Sơn và nguy cơ cả gia đình phải ra đường sống, bị cáo đã bức xúc dùng súng thể thao chống lại. Vụ việc gây hậu làm 3 người chết, 13 người bị thương.

“Vì hành vi này, tôi bị hai cấp tòa tuyên phạt mức án tử hình vì cho rằng có tính chất con đồ, không có khả năng cải tạo, giáo dục. Giờ tính lại, tôi thấy hành động của mình là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, đã gây ra sự đau thương cho gia đình các bị hại. Tuy nhiên, trong vụ án này hành vi phạm tội của tôi cũng xuất phát từ lỗi của Công ty Long Sơn”, bị cáo viết.

Theo bị cáo Hiến, sau phiên tòa xét sử sơ thẩm và tại phiên phúc thẩm, đại diện gia đình các nạn nhân đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho mình. Mặc dù gia đình khó khăn nhưng bị cáo đã tác động gia đình bồi thường thêm cho người thân các bị hại.

“Bản thân tôi là người dân tộc thiểu số, nghèo khó từ Lạng Sơn vào Đắk Nông và phải ở nơi sơn cùng để tìm kế sinh nhai. Lúc thực hiện hành vi phạm tội, tôi đã định kết liễu đời mình nhưng được người dân động viên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật”, bị cáo Hiến trình bày.

Dang Van Hien gui don xin an xa len Chu tich nuoc hinh anh 2
Vợ cùng người thân bị cáo Hiến quỳ khóc khi nghe tòa tuyên án. (Ảnh: Zing)

Trong đơn gửi Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, VKSND Tối cao, bị cáo Hiến cho biết mình rất khó biện minh cho hành vi sai phạm đã gây ra.

“Tôi muốn viết lên đơn này mong rằng quý cấp sẽ cân nhắc xem xét kỹ hồ sơ vụ án cũng như hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội để quyết định sinh mệnh một tử tù. Chỉ còn vỏn vẹn 7 ngày nữa, dù còn chút huy vọng mong manh trong thời khắc này, tôi vẫn mong các cấp thấu hiểu được bản chất sự việc vì tôi cũng là nạn nhân. Tôi xin hứa, nếu được một lần tái sinh trong đời tôi sẽ cải tạo tốt để trở thành một công dân tốt, để con thơ không mất bố, vợ không mất chồng và có điều kiện báo đáp đặc ân của Nhà nước”, đơn trình bày.

Rùa biển mới nở ở Cù Lao Chàm đua nhau về với tự nhiên

Chiều 12/7, Zing cho biết, những chú rùa con được thả trên bãi biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) để tự chạy những bước đi đầu tiên về với thiên nhiên.

Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 2
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, loài rùa biển có khả năng tự ghi nhớ những thông tin môi trường về nơi mình sinh ra để có thể trở lại để sinh sản khi đã trưởng thành. Vòng đời của rùa thường kéo dài 20-50 năm.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 3
Trước đây, Cù Lao Chàm là một trong những nơi rùa biển về sinh sản, tuy nhiên với sự xâm lấn ồ ạt của con người, chúng gần như biến mất hoàn toàn.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 4
Với chương trình bảo tồn, các chuyên gia hy vọng những con rùa được thả ra biển sẽ quay trở về nơi chúng được sinh ra là Cù Lao Chàm để sinh sản, từ đó tái tạo môi trường sống của loài ở vùng biển miền Trung.
 
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 5
Trước đó, khu ấp trứng rùa do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm thực hiện thay phiên nhau trực 24/24h.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 7
Mọi chuyển biến của tổ ấp đều được theo dõi và ghi chép bất kể ngày đêm.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 8
Kỹ sư Nguyễn Văn Vũ (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, bảo tồn rùa biển quý hiếm tại Cù Lao Chàm) cho biết, Vườn quốc gia Côn Đảo tặng cho Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 500 trứng rùa, đợt hai gồm 250 trứng còn lại sẽ được chuyển vào tháng 8.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 9
Chương trình thả rùa về biển đã thu hút nhiều người dân và khách du lịch đến để tham gia và tìm hiểu. Theo thống kê của ban quản lý, trong 250 trứng lần này tỷ lệ nở là 95,6%.
Rua bien moi no o Cu Lao Cham dua nhau ve voi tu nhien hinh anh 10
Năm 2016, Ban quản lý Khu sinh quyển và Ban quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm bắt tay xây dựng kế hoạch bảo tồn rùa biển tại đảo Cù Lao Chàm. Theo đó, Hội An chọn phía đông bắc cụm đảo với 30% diện tích là phân vùng nghiêm ngặt biển để thiết lập, quản lý, bảo vệ khu vực sinh sản và sinh cư của rùa biển.

Trước đây, vùng biển Cù Lao Chàm là sinh cảnh sống và sinh đẻ của các loài rùa biển vì có các hệ sinh thái san hô, cỏ biển và 9 bãi cát ven đảo. Các năm qua, ngư dân đã trao cho ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 12 cá thể rùa biển chết thu được trong quá trình đánh bắt hải sản. Thành phố Hội An cũng đã thả 14 cá thể rùa biển sống xuống vùng biển này để chúng tiếp tục phát triển, sinh đẻ.

Tiếp tục xuất hiện áp thấp: Mở thêm 1 cửa xả đáy tại hồ Hòa Bình

Tiếp tục xuất hiện áp thấp: Mở thêm 1 cửa xả đáy tại hồ Hòa Bình - Ảnh 0
Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay dải hội tụ nhiệt đới đang có trục đi qua khu vực giữa Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ hoạt động mạnh, trên cao có áp cao cận nhiệt đới tiếp tục lấn về phía Tây… nên ngày 14/7, đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, riêng khu vực đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An sẽ có mưa rất to, kéo dài đến hết ngày 17/7.

Tây Nguyên và Nam bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên trong 2 – 3 ngày tới tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm); trong cơn dông có khả năng rất cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Trong khi đó, theo quan trắc, vào chiều 13/7, một vùng áp thấp vừa hình thành trên khu vực vịnh Bắc bộ, có vị trí ở khoảng 18-20 độ vĩ Bắc và 106,5-108,5 độ kinh Đông nối với dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Bắc biển Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp hầu như ít dịch chuyển nhưng trong 2-3 ngày tới, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động mạnh, vùng áp thấp trên khu vực vịnh Bắc bộ có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Hôm nay (14/7), vùng biển vịnh Bắc bộ; khu vực biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh.

Chiều 13/7, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra công điện gửi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh yêu cầu ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin kịp thời đến tận các thôn bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh. Tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các hộ dân sống ven sông, suối, sẵn sàng các phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra.

Để thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng và triển khai hoạt động diễn tập “Điều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình, ứng phó đảm bảo an toàn hạ du”, báo Sài Gòn Giải Phóng cho biếthồi 15 giờ ngày 13/7, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ra Công điện số 09 yêu cầu Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp 1 cửa xả đáy tại hồ thủy điện Hòa Bình vào 21 giờ 30 ngày 14/7.

Tùy tình hình diễn biến của mưa lũ, sẵn sàng mở thêm các cửa xả theo quy định. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo về ban chỉ đạo và các cơ quan có liên quan.

Đồng thời yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình triển khai công tác chủ động ứng phó, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho hạ du khi hồ chứa xả lũ.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, bắt đầu từ 20 giờ tối nay (14/7), tại các đầu cầu gồm hồ thủy điện Hòa Bình, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ở Hà Nội cùng các điểm khác ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình sẽ tổ chức cuộc diễn tập “Điều hành xả lũ khẩn cấp hồ Hòa Bình và ứng phó đảm bảo an toàn hạ du” để chuẩn bị kịch bản và kinh nghiệm thực tế nếu chẳng may có các tình huống, sự cố xảy ra.

Tại huyện Cái Nước, Cà Mau, khoảng 20 giờ ngày 12/7, lốc xoáy với cường độ mạnh làm sập hoàn toàn 9 căn nhà và 47 căn bị tốc mái. Mưa dông và lốc xoáy cũng làm thiệt hại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau như huyện U Minh, Trần Văn Thời và TP Cà Mau. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, từ ngày 11 đến 13-7 có 28 căn nhà bị sập, 140 căn nhà bị tốc mái, ước tính thiệt hại trên 1,1 tỷ đồng.

Kết thúc chuyên mục, kính chúc quý độc giả một ngày cuối tuần nhiều may mắn!

———–—

Đại Kỷ Nguyên News