Thầy giáo Lê Quốc Toàn thu gom khoảng 20.000 bao mì gói, không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra bộ sưu tập 44 chiếc túi xách, mang thông điệp bảo vệ môi trường. Sau 4 năm, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập anh Toàn là “Người thực hiện Bộ sưu tập túi xách tái chế từ bao mì gói đầu tiên và nhiều nhất”.

Anh Lê Quốc Toàn (sinh năm 1980, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) – đang là giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt.

Thầy giáo Toàn chia sẻ với Báo Dân Trí, hằng ngày thấy bao bì của các loại thực phẩm như mì gói, túi cà phê, gói snack… không bán ve chai hay tái sử dụng lại được mà chỉ bỏ đi, khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Lúc này, anh nghĩ đến việc tận dụng các loại vỏ bao bì để tạo ra sản phẩm hữu ích.

thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
Tranh thủ thời gian sau giờ đứng lớp, thầy tìm tòi, sáng tạo cách đan túi, vật dụng hữu ích từ vỏ mì gói. (Ảnh: Báo Vĩnh Long)

Với ý tưởng dùng bao mì gói ở căn-tin của trường về làm sạch rồi cắt ra và se lại thành cọng để đan thành những chiếc túi xách nhỏ xinh. Thầy Toàn cũng không ngờ những sản phẩm này giới thiệu cho đồng nghiệp, ai cũng thích.

Năm 2015-2016, anh Toàn đưa sản phẩm túi xách “đầu tay” của mình tham dự cuộc thi về khoa học công nghệ ở địa phương nhưng… bị trượt. Sau đó, thầy giáo buồn quá và từng có suy nghĩ sẽ bỏ niềm đam mê với loại túi này. Nhờ có đồng nghiệp động viên, thầy Toàn đã tiếp tục sáng tạo và cho ra những sản phẩm đẹp, bền và thân thiện với môi trường.

thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
Cận cảnh một chiếc túi được anh đan rất chặt và tỉ mỉ. (Ảnh: Báo Vĩnh Long)

Anh Toàn tiết lộ, để đan một chiếc túi xách bằng vỏ mì gói phải qua nhiều công đoạn như: lên ý tưởng về hình dáng, kích thước, màu sắc, chọn bao bì phù hợp, vệ sinh, cắt, se và đan theo kích thước của bản vẽ.

Trong đó, công đoạn se từng mảnh bao bì thành cọng đòi hỏi sự khéo léo để các cọng kết nối với nhau vừa vặn, đảm bảo kích thước khi thành phẩm. Đan xong thì may phần ruột túi để ghép vào các mảnh bao bì, trang trí thêm cườm, hoa văn cho thời trang.

thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
Một số mẫu túi xách độc đáo trong bộ sưu tập của anh Toàn. (Ảnh: Dân Trí)

Thời gian để hoàn thành một chiếc túi nếu làm liên tục phải mất 2 ngày cho túi nhỏ với khoảng 250 vỏ gói mì, 3 ngày thì xong túi lớn và cần ít nhất 380-400 vỏ. Riêng sản phẩm đầu tiên được anh đan trong 2 tuần với hơn 500 vỏ mì tôm.

thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
Ngoài túi xách còn có cây đèn ngủ… (Ảnh: Dân Trí)
thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
…hộp đựng quà… (Ảnh: Dân Trí)
thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
… sọt đựng đồ cũng được tái chế từ bao mì gói. (Ảnh: Dân Trí)
thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam
Bộ ghế làm từ vỏ mì gói và chai nhựa có thể chịu được sức nặng 100 kg. (Ảnh: Báo Vĩnh Long)

Sau 4 năm đi thu gom khoảng 20.000 bao mì gói, thầy giáo đã có bộ sưu tập 44 túi xách với đủ kích thước, kiểu dáng. Đến nay, các sản phẩm vẫn còn nguyên vẹn, không bị xuống màu. Dự kiến, cuối năm nay, bộ sưu tập túi xách này sẽ có thêm vài chục chiếc.

thay giao voi dam me dan tui xach tu 20000 vo mi goi dat ky luc viet nam

Ngày 26/8/2018, bộ sưu tập 44 chiếc túi xách của anh Lê Quốc Toàn đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Người thực hiện Bộ sưu tập túi xách tái chế từ bao mì gói đầu tiên và nhiều nhất”.

Theo Báo Vĩnh Long, không dừng lại ở túi xách, anh Toàn còn thử thách mình ở những sản phẩm thủ công khác từ giấy, vỏ lon, bìa… Đặc biệt, anh đang thử nghiệm làm bộ ghế được kết từ 140 vỏ chai nước suối cùng 1.800 bao mì gói. Thầy mong một ngày sản phẩm của mình sẽ đi xa hơn, thông điệp bảo vệ môi trường được lan tỏa và dự định sẽ tạo ra một ngành nghề mới để tăng thu nhập.

“Chúng tôi sẽ nghiên cứu phát triển bộ ghế sofa bằng mì gói và chai nước sao cho hoàn thiện, đẹp để có thể cung cấp vào các nhà hàng, khách sạn hoặc các resort, các khu nghỉ dưỡng”, anh Toàn nói.

Năm 2003, anh Toàn học tại Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng. Thời sinh viên, anh đã có niềm đam mê với sáng tác nghệ thuật như vẽ tranh bằng chất liệu sơn dầu, tranh gạo, vỏ trứng…

Sau khi xác lập kỷ lục, ý tưởng của anh Toàn đã được người trong và ngoài nước biết đến, ngỏ ý mua để làm kỷ niệm. Anh cho biết, sẽ sẵn sàng dạy nghề miễn phí cho những ai có ý muốn làm và mượn bộ sưu tập để trình diễn.

Khắc Ân (Tổng hợp)