Khi nắm vững những kiến thước cơ bản về thành phần của câu, người học sẽ dễ dàng tạo dựng được câu như chơi ghép lego vậy.

Câu tiếng Anh được tạo dựng nên bởi 5 thành tố cơ bản gồm:

Chủ ngữ (Subject = S)

Động từ (Verb = V)

Tân ngữ (Object = O)

Bổ ngữ (Compliment = C)

Trạng ngữ (Adverbial = A)

5 thành tố này được xem là 5 cấu kiện cơ bản để lựa chọn rồi sắp đặt, lắp ghép theo một trật tự quy tắc nhất định để diễn đạt một ý nghĩa giao tiếp nhất định.

Trong tiếng Anh, có 7 mẫu câu cơ bản tùy theo sự có mặt và trình tự sắp xếp của các thành phần trên:

S – V

S – V – O

S – V – O – O

S – V – A

S – V – C

S – V – O – C

S – V – O – A

Chuyên mục sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản như: vai trò, chức năng, biểu hiện, vị trí của các thành phần. Bài học về chủ đề này gồm các phần:

Phần 1: Chủ ngữ (the Subject)

Phần 2: Động từ (the Verb)

Phần 3: Tân ngữ (the Object)

Phần 4: Bổ ngữ (the Complement)

Phần 5: Trạng ngữ (the Averbial)

Phần 6: Bài luyện tập

Tiếp theoPhần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

V. Trạng ngữ (the adverbial – A)

1. Vai trò, chức năng của trạng ngữ

Trạng ngữ là một thành phần phụ nhằm bổ sung thêm thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức, v.v. .. của tình huống trong câu.

Ví dụ:

He has put some jewelry in my coat. (địa điểm)

Anh ấy đã đặt một số đồ trang sức trong áo khoác của tôi.

Có thể có nhiều trạng ngữ trong một mệnh đề.

Chúng ta có thể tùy chọn.

2. Hình thức biểu hiện

Trạng ngữ có những hình thức biểu hiện như sau:

– Một trạng từ hoặc cụm trạng từ (an adverb/adverb phrase):  

We walked very slowly.

Chúng tôi đi rất chậm chạp.

– Một cụm giới từ (a prepositional phrase):

He put his suitcase in the corner.

Anh ta đặt va li của mình vào góc.

– Một cụm danh từ (a noun phrase):

Sue came to see me last Sunday.

Sue đến gặp tôi chủ nhật tuần trước.

– Một mệnh đề trạng ngữ (an adverb clause): 

We saw him when he was in his office.

Chúng tôi nhìn thấy anh ấy khi anh ấy ở trong văn phòng của mình.

– Một mệnh đề động từ nguyên thể (an infinitive clause):

Peter was playing to win.

Peter đã chơi để giành chiến thắng.

– Một mệnh đề hiện tại phân từ (an –ing participle clause):

Wishing to encourage him, they praised Tom.

Muốn khuyến khích anh ta, họ khen ngợi Tom.

– Một mệnh đề quá khứ phân từ (an –ed participle clause):

If urged by our friends, we’ll stay.

Nếu bị các bạn chúng tôi nài ép, chúng tôi sẽ ở lại.

– Một mệnh đề không có động từ (a verless clause):

Piter was playing, unawear of the danger.

Peter đang chơi, không biết về sự nguy hiểm.

3. Vị trí của trạng ngữ trong câu

– Trạng ngữ có thể ở cuối câu:  

I’ll be there on Saturday.

Tôi sẽ ở đó vào chủ thứ bảy.

– Trạng ngữ cũng có thể để lên đầu câu mà nghĩa không thay đổi:

On Saturday I’ll be there.

Vào thứ bảy, tôi sẽ ở đó.

– Ngoài ra trạng ngữ cũng có thể được đặt ở những vị trí khác như:  

I have on occasions eaten raw fish. (nằm giữa trợ động từ và động từ chính)            

S                  A               V          O

Tôi đã có dịp ăn cá sống.

The issue, frankly, remained unsolved. (nằm giữa chủ ngữ và động từ chính)                

   S                A               V                 C

Vấn đề, một cách thẳng thắn, vẫn chưa được giải quyết.

Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những vị trí khác nhau cho trạng ngữ.

Mai Thanh