Cha mẹ yêu thương con là điều chắc chắn, nhưng mà cách yêu thương ấy đã đúng chưa? Tôi có một người bạn, cô ấy rất yêu cô con gái nhỏ bé của mình. Vì để con có một tương lai tốt, nên người mẹ này đã đối xử với con rất nghiêm khắc và cũng phải trả giá rất nhiều. Từ sau khi con gái chào đời, thì thường xuyên đọc thơ, mở các kênh tiếng anh… Bất luận cái gì mà cô ấy cho rằng con có thể nghe và hiểu để con học hỏi dần.

Cô con gái cũng rất hăng hái, từ hai tuổi đã thuộc rất nhiều các bài thơ dài, ngắn..

Thế nhưng, người mẹ này lại rất khiêm tốn. Mỗi khi trong nhà có khách đến chơi, cô bé đọc thuộc rất nhiều bài thơ đó trước mặt khách và nhận được sự tán thưởng ca ngợi, thì người mẹ lại thường xuyên nói rằng: “Cái này có gì đâu, lớn như vậy rồi vẫn còn phải bắt mẹ xúc cho ăn đấy, đi nhà vệ sinh vẫn còn phải mẹ rửa cho, đúng là vô dụng!” Cô bé mỗi lần nghe xong đều xấu hổ đi vào phòng trốn tránh.

Khi con gái của cô ấy vào học tiểu học, cô bé học rất giỏi, thường đạt được những thành tích cao ở trường học. Nhưng mỗi lần người thân hay bạn bè khen ngợi cô bé thì người mẹ này lại luôn nói nhưng câu nói khiêm tốn, đánh giá thấp đi khả năng của con. Nhưng sau đó, cô lại dương dương tự đắc nghe người khác nói: “Có con gái giỏi thế rồi còn kêu kém, con của tôi mới là đồ bỏ đi kia!”

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Cô bé mỗi ngày một lớn lên, nhưng mà lại càng ngày càng sợ hãi những lời đánh giá của người khác về mình, rất nhạy cảm với lời nói của người khác. Cô bé luôn sống vì người khác, luôn để ý xem người khác sẽ đánh giá gì về mình mà không phải sống vì bản thân mình. Đến một ngày kia, cô bé ấy cảm thấy rất giận mẹ, bởi vì mẹ chưa bao giờ nói những lời khích lệ đối với cô cả thậm chí còn nói những lời đánh giá thấp đi. Chính điều ấy khiến cô bé luôn không được tự tin và sợ những lời chê bai.

Bạn có làm như vậy với con mình không? Bạn có nghĩ đây là yêu không? Hãy nghĩ lại xem trong quá trình giao dục con cái, bạn đã từng làm những điều này chưa nhé!

1. Không khen ngợi mà chỉ luôn quở trách con

Cô bé mỗi ngày một lớn lên, nhưng mà lại càng ngày càng sợ hãi những lời đánh giá của người khác về mình, rất nhạy cảm với lời nói của người khác. (Ảnh: internet)
Cô bé mỗi ngày một lớn lên, nhưng mà lại càng ngày càng sợ hãi những lời đánh giá của người khác về mình, rất nhạy cảm với lời nói của người khác. (Ảnh: internet)

Ví dụ như hay nói những câu: Con học kém thế, làm việc gì cũng không thành…

Bạn hãy giúp con giải quyết tốt những gì con còn thiếu sót, đừng để trẻ nghĩ rằng mình là người vô dụng yếu kém, làm việc gì cũng không được

2. Đem con nhà người khác đến để kích thích con mình

Thường xuyên đem sở trường của những đứa trẻ khác ra so sánh với khuyết điểm của con mình. Ví dụ như thường nói: “Con nhìn xem, bạn Lan ngoan ngoãn nghe lời người lớn lại học giỏi như thế, ai cũng yêu quý, còn con thì sao, học đã kém lại không nghe lời!”

3. Khiến trẻ sinh ra cảm giác mình có tội

Khi bố mẹ thường xuyên nói rằng, vì con mà bố mẹ đã phải hy sinh rất nhiều, tiêu tốn bao nhiêu tiền của hay mất nhiều thời gian công sức để chăm sóc, thậm chí bị bệnh tật cũng là vì con cái mà ra… Những câu nói ấy lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ nghĩ rằng sự xuất hiện của mình là gánh nặng cho bố mẹ.

4. Nói chuyện với con bằng khẩu khí mệnh lệnh

Bố mẹ hay dùng những câu nói mang tính chất mệnh lệnh mà không phải là hòa ái để nói chuyện với con, khiến con mất đi sự gần gũi và lâu dần sinh ra ác cảm. Thậm chí có những bố mẹ còn dùng những câu nói chế giễu, châm biếm, nói móc con như: “Con sao mà đần thế?”

5. Coi con cái là nơi trút giận

Bố mẹ ở công ty gặp chuyện buồn bực hoặc ở bên ngoài buồn chán, về đến nhà liền đem con ra trút giận. Điều này cũng khiến trẻ bị dồn nén và sẽ càng ngày càng trở nên phẫn uất trong lòng.

6. Nói xấu con ngay trước mặt người khác

Ngay trước mặt bạn bè, gia đình, hàng xóm, thậm chí cả người không quen biết…lại đem khuyết điểm hay tật xấu của con ra nói. Điều này khiến trẻ xấu hổ, luôn sợ người khác chế nhạo chê cười, lâu dần trẻ sẽ sinh ra tâm lý tự ti và mặc cảm.

Nếu như bạn đang mắc phải những điều trên đây, xin bạn hãy từ bỏ chúng đi hoặc ít nhất cũng phải kiềm chế mà loại bỏ dần. Bởi vì trẻ con, tâm hồn chúng còn rất non nớt, dễ bị những lời nói hay hành động “ác” của cha mẹ dù vô tình hay cố ý mà hằn sâu trong lòng. Trẻ lớn lên sẽ xa lánh bố mẹ và thậm chí luôn giữ tâm oán giận đối với bố mẹ, khiến cho cuộc sống của con cũng như của bạn không được hòa thuận và hạnh phúc.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: