Vì mắc bệnh ung thư nên ông đã trở thành “người đàn ông không có cằm”, bác sĩ đã dùng một phương pháp thần kỳ giúp ông có một chiếc cằm bình thường như mọi người!
Trong cuộc sống, rất nhiều người đã phải sử dụng từng giây từng phút để chống chọi với bệnh tật. Họ đã cố gắng không biết mệt mỏi để giữ lại được mạng sống của mình. Sự chống chọi lại bệnh tật của những người mắc bệnh ung thư lại càng khiến chúng ta khâm phục hơn.
Họ sẵn sàng chấp nhận mất đi một phần cơ thể để tìm kiếm khả năng sinh tồn. Người đàn ông dưới đây đã mắc phải căn bệnh ung thư lưỡi, vì thế để kéo dài mạng sống, ông đã buộc phải tháo bỏ toàn bộ hàm dưới của mình. Tuy nhiên, nhờ công nghệ mới ông đã lại có được chiếc hàm trở lại.
Đội ngũ bác sĩ viện nha khoa Indiana University School sau khi điều trị hóa trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi Shirley Anderson, toàn bộ cằm của ông được yêu cầu cần loại bỏ hoàn toàn.
Bác sĩ Travis Bellicchi thuộc viện nha khoa Indiana University School cùng các bác sĩ khác đã cố gắng sử dụng đất sét giúp cho bệnh nhân Shirley Anderson có một chiếc cằm mới. Nhưng do vấn đề trọng lượng quá nặng nên buộc phải loại bỏ phương án này. Các bác sĩ cũng đã dùng cơ ngực để cấy ghép cho ông nhưng kết quả đã thất bại.
Sau đó bác sĩ Bellicchi và các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật in ấn 3D mới nhất để tạo ra hình mẫu khuôn mặt của ông. Mầu sắc da ở vùng hàm mới của ông không khác nhiều so với ban đầu. Bằng phương pháp này, không chỉ tạo ra chiếc hàm có trọng lượng nhẹ mà còn giúp người dùng có cảm giác thông khí thoài mái dễ chịu.
In ấn 3D hay chế tạo đắp lớp, là một chuỗi các công đoạn khác nhau được kết hợp để tạo ra một vật thể ba chiều. Các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể bất kỳ.
Bạn có thể xem video để biết thêm về câu chuyện của ông:
Công nghệ in ấn 3D hiện đang được sử dụng nhiều trong ngành y tế. Bác sĩ Travis Bellicchi đã ứng dụng công nghệ này cho 6 bệnh nhân khác nhau và đã đạt được kết quả tốt. Một người có ngay một cái tai mới chỉ trong 6 tuần. Công nghệ này đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong một thời gian ngắn.
San San
Xem thêm: