Một loạt những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Missouri, Colombia đã mang tới cho con người thêm những hiểu biết sâu sắc hơn về khả năng cảm nhận và phản ứng với môi trường của các loài thực vật.

Cây cối biết khi nào mình bị ăn và chúng không thích điều đó một chút nào

Các nhà nghiên cứu đến từ Phòng Khoa học Thực vật thuộc đại học Missouri đã làm các thí nghiệm để khám phá giả thuyết:

“Những tín hiệu đến từ “rung động của hoạt động ăn uống (của các loại sâu)” sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong các tế bào thực vật, khiến chúng sản sinh ra những chất hóa học mang tính phòng thủ để đầy lùi sự tấn công của kẻ thù”.

Bà Heidi Appel, nhà nghiên cứu cấp cao và là chủ nhiệm của dự án chia sẻ về cách thức tiến hành thí nghiệm. Lần này, nhóm nghiên cứu của bà đã sử dụng các loại cây thuộc chi Arabidopsis – bao gồm các loài cây thuộc họ cải, cụ thể là một loại cải xanh có hoa trắng và có tính sinh học liên quan tới các cây thuộc họ bắp cải và mù tạt.

Cải và sâu bướm trong thí nghiệm (Ảnh: Daily Mail)

Họ đã đặt một con sâu bướm chuyên ăn lá lên những cây này. Sau đó các nhà khoa học sẽ tiến hành thu lại những rung động của không khí (âm thanh) phát ra do động tác nhai lá của những chú sâu.

Bước tiếp theo của thí nghiệm, họ chuẩn bị hái một số lượng cây cải khác và chia làm hai nhóm. Một nhóm sẽ được “nghe” những âm thanh “nhai ngấu nghiến” của sâu bướm, còn một nhóm sẽ được “nghe” băng trắng (đoạn băng thu lại sự yên lặng).

Sau đó, sâu bướm sẽ được thả vào cả hai nhóm cây này và chúng bắt đầu ăn lá.

Kết quả thu được có xu hướng khẳng định giả thuyết ban đầu được đặt ra. Lượng “tinh dầu mù tạt” tiết ra khi những chú sâu tấn công cây ở nhóm được “nghe tiếng nhai ngốn ngấu” cao hơn hẳn nhóm cây “nghe sự im lặng”. Loai tinh dầu này có tác dụng gây sự khó chịu cho sâu bướm và khiến chúng bỏ đi.

Các loài thực vật có thể nhận biết được chúng đang bị ăn và có những phản ứng để chống lại (Ảnh minh họa theo youtube)

Để chắc chắn hơn, các nhà khoa học đã cho các cây tham gia thí nghiệm nghe rất nhiều loại âm thanh “tương đồng” với tiếng nhai ngốn ngấu của sâu bướm, bao gồm cả âm thanh do chính những cây đó phát ra khi có gió nhẹ, hay tiếng của côn trùng. Nhưng không trường hợp nào gây ra sự tiết tinh dầu nhiều như khi cây nghe được âm thanh của kẻ sẽ ăn mình.

Tiến sĩ Rex Cocroft and tiến sĩ Heidi Appel, những nhà khoa học chính trong dự án nghiên cứu lần này (Ảnh: Daily Mail)

Thí nghiệm này đã giúp các nhà khoa học đưa ra được kết luận: “Các loài thực vật có thể phân biệt những rung động khi chúng bị ăn với những loại rung động khác của môi trường”. Nói cách khác, thực vật nhận biết được việc chúng bị ăn, nên chúng sẽ phản ứng dữ dội theo cách của riêng mình.

Cây cối còn có thể “nghe và phân biệt” được nguồn nước

Những nghiên cứu gần đây (tháng 4 năm 2017) của UWA (Đại học Tây Úc) đã phát hiện cây cối có một “kỹ năng nghe” rất tinh vi và phát triển. Chúng có thể phát hiện, dò ra âm thanh, từ đó cho phép tìm ra nước cần cho sự sống của chúng.

Cây cối có thể cảm nhận được những sóng âm của nước chảy trong lòng đất hoặc trong đường ống. Rễ của chúng sẽ di chuyển chính xác theo hướng nước chảy này.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cây cối không ưa một số âm thanh nhất định.

Monica Gagliano, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tiến hóa Sinh học tại UWA đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tượng này, bởi vì thực vật không thể sống nếu thiếu nước.

Chúng tôi trồng đậu Hà Lan (Pisum sativum) để quan sát và chúng tôi trồng nó trong một cái bình có 2 đường ống ở đáy. Cây có thể chọn hai hướng để phát triển rễ của nó“, nhà sinh vật học giải thích.

Cây luôn biết được nguồn nước ở đâu để đi tới (Ảnh theo lagranepoca.com)

Chúng tôi cho cây tiếp xúc với một loạt các âm thanh dưới đường ống, từ tiếng ồn đơn thuần được phát ra, đến tiếng nước chảy và chúng tôi quan sát hành vi của cây“, bà cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rễ của cây đã ngay lập tức di chuyển hướng một cách có hệ thống về phía nguồn nước. Nhà sinh vật học nhấn mạnh thực tế cây cối làm vậy vì chúng dò ra “âm thanh do nước chảy phát ra”.

Thật đáng ngạc nhiên khi thấy cây cối có thể phân biệt âm thanh của nước chảy với âm thanh khác, vì chúng không thích những âm thanh được phát ra này”.

Những nghiên cứu trước đây về thực vật cho thấy cây cối có thể đọc được tâm trí con người và biết được ý định của các nhà nghiên cứu. Bằng cách kết nối đến một máy dò nói dối, biểu đồ thu được cho phép xác định những phản ứng khác nhau của chúng, rất rõ ràng, trước suy nghĩ và mục đích của các nhà nghiên cứu.

Hoa Đu đủ (Ảnh: Juan Carlos Martínez / Shuttertsock)

Trong thử nghiệm của mình, Monica Gagliano cũng nhận thấy cây cối  không  phản ứng với nguồn nước trong một nền đất luôn ẩm ướt.

Với những gì quan sát được, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu sự phức tạp trong tương tác giữa cây cối với âm thanh để có thể hiểu hành vi lựa chọn của chúng”, nhà khoa học cho biết.

Những nghiên cứu này cũng đề cập đến khả năng nghe được nơi có nguồn nước để giải thích lý do tại sao rễ cây có xu hướng xâm nhập vào đường ống.

Cây cối cho thấy chúng có những khả năng cảm nhận môi trường xung quanh cao hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn nghĩ.

Trong thế giới động vật, có rất nhiều hiện tượng khiến chúng ta nhận thức được tác động tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn đối với động vật; chúng ta cũng cần xem xét đến giới thực vật trong nghiên cứu của chúng tôi “, Monica Gagliano kết luận.

Con người chúng ta liệu có phải là những sinh vật duy nhất có thể cảm nhận cuộc sống

Lâu nay, con người vẫn luôn cho rằng chúng ta là sinh vật duy nhất có thể nhận thức cuộc sống một cách toàn vẹn, bởi chúng ta có đại não, có tư duy. Tuy nhiên, khi khoa học càng phát triển, những nghiên cứu về các loài thực vật như vừa được kể trên càng ngày càng hé lộ rằng khả năng nhận thức thế giới, tu duy và đưa ra quyết định của thực vật cũng không hề thua kém con người.

Trong cuộc sống vẫn còn ẩn tàng nhiều câu hỏi lớn và quan trong, trong đó có câu hỏi về đại não và khả năng nhận biết của con người (Ảnh minh hoa theo learnmindpower.com)

Có rất nhiều người trong chúng ta sẽ bảo vệ nhận thức thiên kiến của mình: Đó chỉ là những phản ứng sinh tồn tất yếu của các sinh vật sống, và phủ nhận hoàn toàn khả năng “suy nghĩ” hay “phân tích cuộc sống” của thực vật. Lý do thường được đưa ra chủ yếu nhất vẫn là “Thực vật không có đại não” nên chúng làm sao có tư duy, có cảm tình, làm sao có thể suy nghĩ.

Nhưng, bên cạnh đó cũng sẽ có rất nhiều người cởi mở, có cái nhìn trầm tĩnh và khiêm tốn hơn. Họ sẽ lật ngược lại vấn đề: Những khám phá của khoa học về khả năng của thực vật rất cụ thể, thuyết phục và khó có thể chối cãi. Đồng thời, hiểu biết của con người vẫn còn rất hạn chế.

Vậy nếu chúng tôi chọn tin vào những kết quả khoa học này, khi ấy một câu hỏi mới sẽ khiến chúng tôi bắt đầu trăn trở:

“Thực vật không hề có đại não, nhưng chúng vẫn có khả năng nhận biết thế giới, vậy đại não thực sự có phải là nhân tố chính yếu đưa tới khả năng tư duy, suy nghĩ và cảm nhận của các loài thực vật, hay rộng hơn là của con người?”

Xuân Hà – Hy Văn tổng hợp

Xem thêm: