Không cần đến hạt giống, chỉ tận dụng những gia vị còn dư, bạn có thể tự tay trồng những loại rau gia vị để có sẵn nguyên liệu chế biến các món ăn, vừa sạch, vừa tiện lại tiết kiệm. 

Ngổ

Ngổ có vị thanh mát, khi ăn sống thấy nhân nhẩn đắng nhưng nhai kỹ lại thấy ngọt trong miệng. Món canh chua theo kiểu miền Nam có thêm ít rau ngổ sẽ hấp dẫn tuyệt vời.

Ngổ tốt cho người bị tiểu đường, có tác dụng đào thải mỡ máu, hạ đường huyết, tốt cho những người có bệnh về gan, mất và thần kinh, chữa đầy bụng, băng huyết.

Ngổ dễ sống, trồng được quanh năm nhưng cần đảm bảo đất nhiều mùn, giữ ẩm tốt. Có thể trồng ngổ bằng các đoạn ngọn dài 15-18 cm rồi trồng vào đất, tưới hai lần mỗi ngày.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
Khi thu hoạch, cắt để lại khoảng 3-4 cm trên mặt chậu cho lá mới lên, thu hoạch lại cho tới khi năng suất giảm thì cần thay lượt cây mới. (Ảnh: Song Ecopark)

Trồng gừng

Gừng tươi là một loại gia vị tuyệt vời trong xào nấu các món ăn, đồng thời còn được đánh giá là một trong những loại “thần dược tại gia” để khắc phục một số bệnh.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
(Ảnh: Dân việt)

Về chọn giống, nên chọn những củ gừng nhỏ vì củ nhỏ có vị cay, thơm hơn và cây gừng khi lớn sẽ có chiều cao vừa, không bị gãy lá.

Bẻ lấy một phần củ gừng già còn tươi chờ khô rồi đem ngâm vào nước ấm để qua đêm. Gừng thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, chiều cao lý tưởng của chậu trồng cần có kích thước khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm.

Đặt chậu ở những nơi có ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24-29 độ C. Tưới nước nhẹ 2-3 lần/ngày đủ ẩm. Tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ khiến bị úng nước, dễ thối củ. Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được 5-6 tháng là có thể đào lấy củ. Khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ, trầy củ, tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.

Trồng tỏi

Cũng giống như gừng, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt.

Chọn một vài củ tỏi sạch, tươi, ngon làm giống. Tách củ tỏi ra từng nhánh nhỏ, chọn những nhánh mẩy chắc nhất để trồng. Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ cây sinh trưởng và phát triển tốt, chậu trồng cũng cần đảm bảo thoát nước tốt.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
Cần quan sát phần lá tỏi, khi lá tỏi khô héo, các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng cũng đồng thời là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch. (Ảnh: Dân việt)

Riềng

Riềng có lẽ không thường được sử dụng nhiều trong các món ăn, nhưng cũng là gia vị không thể thiếu trong món cá kho riềng, thịt giả cầy…. Giống như gừng, riềng cũng có thể dễ dàng được trồng bằng những mắt trên thân củ riềng và cách trồng cũng tương tự.

Chậu trồng riềng cần có đường kính khoảng 30-40cm, và chỉ trồng khoảng 1-2 củ cho một chậu. Riềng là loại cây rễ ăn ngang, cho nên không cần trồng quá sâu. Chỉ cần trồng riềng cách mặt đất khoảng 8-10 cm. Mặc dù là loại cây ưa bóng râm, nhưng bạn cũng cần đặt cây ở khu vực có ánh nắng chiếu đến mỗi ngày để cây có thể quang hợp và phát triển tốt. Tưới nước ngày một lần vào sáng sớm vào mùa khô, mùa mưa thì chỉ cần tưới cách ngày.

Ngoài việc dùng làm gia vị, hoa riềng cũng rất đẹp. Sau 6-8 tháng thì cây sẽ bắt đầu ra hoa, và thường tươi rất lâu nên bạn có thể dùng riềng như một cây cảnh trong nhà nữa.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
Tương tự như gừng, mỗi một lần dùng bạn có thể bới đất lên để cắt dùng, sau đó lại lấp đất lại như ban đầu. (Ảnh: Hoinuoitrong)

Sả

Sả không chỉ có ích trong việc chế biến đồ ăn, nó còn có công dụng đuổi muỗi và làm đẹp cho các chị em.

Chọn củ sả vẫn còn phần cuống và tươi nhất có thể. Bóc bỏ lớp vỏ ngoài cùng và những chiếc lá đã khô trên thân củ sả nếu có. Sau đó cắt phần gốc sả ra, bỏ vào một cốc nước sao cho phần nước ngập đến khoảng 4cm của đoạn sả. Đặt cốc này ở bệ cửa sổ có nhiều nắng và thay nước hàng ngày trong 3-4 tuần cho tới khi rễ của củ sả dài đến 4 cm.

Chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước, sâu ít nhất 16-18 cm và rộng 20-24 cm. Đất phải được làm ẩm nhưng không ướt trước khi trồng sả. Sau khi làm ẩm đất thì dùng thanh gỗ nhỏ chọc hố xuống đất để trồng sả. Đặt sả đã mọc rễ vào trong các hố một cách nhẹ nhàng, tránh để làm gãy rễ. Sau đó lấy đất lấp xung quanh hố. Đặt chậu ở khu vực có nhiều nắng.

Tưới nhiều nước cho cây để giữ đất luôn ẩm nhưng không ướt. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá gió thì tưới nước thường xuyên hơn, vì cây trồng trong chậu thường hút nước nhanh hơn cây trồng trực tiếp ngoài đất vườn.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
Thu hoạch sả thường xuyên sẽ giúp sả phát triển tốt hơn, và chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ bất ngờ với số sả mà mình thu được chỉ từ một vài củ sả ban đầu. (Ảnh: Nongnghieppho)

Hành

Với vị cay hăng nhè nhẹ, hành lá giúp chị em chế biến cho món ăn gia đình thêm ngon. Nhà nào cũng nên thử trồng một chậu hành lá nho nhỏ.

Hành lá là một trong những cây gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn Việt. Toàn bộ cây từ gốc đến thân đều có mùi thảo mộc làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn.

Hành lá thích hợp trồng ở đất nhiều mùn, thoát nước tốt. Khi trồng cắt phần trên lá của hành để nấu ăn và giữ lại phần gốc màu trắng.

Trồng phần rễ hành vào trong chậu sao cho thân hành để lộ 2-3 cm trên mặt đất. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành.

Rau mùi

Rau mùi phát triển trong điều kiện ánh sáng mạnh và trong môi trường đất thoát nước tốt. Loài rau này, được trồng phổ biến ở vùng Nam và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Thời điểm thích hợp để trồng loại rau này là vào mùa đông xuân, để có thể thu hoạch đều đặn, bạn có thể trồng xen kẽ loại rau này sau 3-4 tuần cho tới khi thời tiết bắt đầu nắng lên vào đầu mùa hè, thì chúng bắt đầu lụi tàn.

Đầu tiên, để cây mau nảy mầm các bạn cần ngâm hạt qua đêm trong nước ấm khoảng 40-50 độ C (khoảng 6-8 h tuỳ thời tiết). Vớt ra cho vào chiếc khăn ẩm gói lại để 2-3 ngày trong chỗ tối.

Chuẩn bị sẵn chậu đất, đất trồng là đất sạch, tơi xốp, có trộn thêm phân trùn quế.

Sau khi cây lên mầm, bạn trộn thật nhẹ nhàng hạt giống đã nảy mầm với một nắm tro bếp, mục đích của việc này là làm cho hạt giống không dính vào nhau, gieo sẽ đều hơn.

Sau đó bạn rắc đều lên đất đã được chuẩn bị sẵn. Phủ một lớp đất mỏng lên trên khoảng 1 cm.

3-4 ngày sau mầm sẽ bắt đầu ra lá xanh, nhưng vẫn còn rất yếu ớt vì vậy tránh đặt chậu ở nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Bạn có thể thu hoạch loại rau này liên tục vào những tháng có thời tiết lạnh như mùa thu và mùa xuân, hay trong suốt mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh.

Bạn thu hoạch bằng cách cắt ở phần gốc của loại rau nhiều lá này. Thường thi khi trưởng thành chúng có thể đạt tới chiều cao từ 24-60 cm.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
Sua khi thu hoạch 4-5 tuần bạn bón phân bonnie dành cho thực vật hay các loại phân bón dùng cho rau, hoặc phân cá. (Ảnh: Nhavuontaigia)

Rau răm

Rau răm có tính ấm nóng nên thường được dùng ăn kèm với các món lạnh, vừa để tránh đau bụng lại tăng hương vị cho món ăn.

Rau răm có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy hơi, kém ăn, chữa cảm sốt. Tuy nhiên lưu ý phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh ăn nhiều răm răm dễ sinh rong huyết.

Rau răm rất dễ trồng, dễ sống vì có nhiều rễ, dễ thích nghi với các loại đất. Có thể trồng rau răm bằng cách cắt ngang thân cây giống, lấy từng đoạn cành khoảng 15 cm có 5-6 mắt rồi, lấp 2/3 đoạn cành và tưới nhiều nước ấm cho cây ra rễ nhanh. Khi cây rau đã lên nhiều chồi, lá vươn dài là có thể thu hoạch được.

tu trong rau gia vi tai nha qua de va tien loi
(Ảnh: Song Ecopark)

(Tổng hợp)