Với suy nghĩ nền giáo dục nước nhà đang kìm hãm sức sáng tạo của giới trẻ, cô gái trẻ Lưu An Đình đã nuôi dưỡng quyết tâm du học. Nhưng sau đó, mong muốn xây dựng quê hương lại thôi thúc cô từ bỏ công việc 2 triệu Đài Tệ (khoảng 60 nghìn USD) mỗi năm tại New York để trở về quê nhà và phát triển hệ thống giáo dục cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa.

Lưu An Đình (刘安婷 – Liu Anting) là một cô gái đến từ thành phố Đài Trung, Đài Loan. Bắt đầu từ tình yêu đối với bộ truyện Harry Potter, Lưu An Đình chăm chú học tiếng Anh và nhanh chóng làm chủ thứ ngôn ngữ quốc tế này. Và với mơ ước du học, cô gái trẻ đã ghi danh vào nhiều trường quốc tế bên ngoài Đài Loan. Năm 2008, nhận được lời mời từ 9 trường đại học khác nhau tại Mỹ, Lưu An Đình đã lựa chọn Đại học Princeton.

Lưu An Đình (Ảnh: Internet)
Lưu An Đình (Ảnh: Internet)

“Thực sự thì 5 năm trước tôi đang ‘chạy trốn’ khỏi Đài Loan, hay nói đúng ra là ‘chạy trốn’ khỏi nền giáo dục Đài Loan mà tôi nghĩ là quá hạn chế… Tôi từng cho rằng hệ thống ấy đang ‘bóp nghẹt’ sức sáng tạo của tôi”, Lưu An Đình chia sẻ, theo trích dẫn trên một bài viết năm 2013 của Thời báo Đài Bắc (Taipei Times). “Taị đại học Princeton, tôi thậm chí còn không bao giờ tưởng tượng về việc trở về. Tôi đã nghĩ sẽ tiếp tục sống ở đó…”

Trong thời gian học tập tại Princeton, cô gái họ Lưu đã tham gia làm giáo viên tình nguyện tại một số nước nghèo ở Châu Mỹ và Châu Phi, trở thành thực tập sinh tại một tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Geneva (Thụy Sĩ), và tiến hành nghiên cứu tại Campuchia.

Lưu An Đình tham gia làm giáo viên tình nguyện khi còn là sinh viên ĐH Princeton (Ảnh: Internet)
Lưu An Đình tham gia làm giáo viên tình nguyện từ khi còn là sinh viên ĐH Princeton (Ảnh: Internet)

“Tôi đã tới tất cả các quốc gia này, Ghana, Haiti, Campuchia – nơi tôi làm nghiên cứu – tại đây tôi thấy những vấn đề như đói nghèo giống ở Đài Loan”, Lưu An Đình nói. “Vào cuối ngày, tôi tin tưởng rằng nếu Châu Phi được hồi sinh, nó nhất định phải được hồi sinh bởi lớp người trẻ của chính nơi đó. Và rồi tôi nghĩ, điều ấy có ý nghĩa gì đối với mình?”

"...nếu Châu Phi được hồi sinh, nó nhất định phải được hồi sinh bởi lớp người trẻ của chính nơi đó. Và rồi tôi nghĩ, điều ấy có ý nghĩa gì đối với mình?” (Ảnh: Internet)
“…nếu Châu Phi được hồi sinh, nó nhất định phải được hồi sinh bởi lớp người trẻ của chính nơi đó. Và rồi tôi nghĩ, điều ấy có ý nghĩa gì đối với mình?” (Ảnh: Internet)

Vì vậy, năm 2013, An Đình đã quyết định từ bỏ công việc mang lại cho cô thu nhập 2 triệu Đài Tệ mỗi năm để trở về Đài Loan, nơi cô thành lập tổ chức phi lợi nhuận Dạy học vì Đài Loan (Teach for Taiwan – TFT). Đây là một dư án xã hội nhằm cải thiện môi trường giáo dục tại khu vực miền núi và các vùng sâu vùng xa, những nơi hiện đang thiếu giáo viên trầm trọng. Theo China Post, tính đến tháng 7/2014, dự án TFT đã lựa chọn 16 trong tổng số 187 ứng viên để tham gia khóa đào tạo kỹ năng trước khi gửi các giáo viên này tới 8 trường tiểu học khác nhau ở huyện Bình Đông và thành phố Đài Nam.

Lưu An Đình tại dự án "Teach for Taiwan" (Ảnh: Facebook)
Lưu An Đình tại dự án “Teach for Taiwan” (Ảnh: Facebook)

“Giáo dục không nên thay đổi theo nền tảng gia đình hay vị trí địa lý”, Lưu An Đình nói.

teach-for-taiwan-1
“Teach for Taiwan” (Ảnh: Facebook)
"Teach for Taiwan" (Ảnh: Facebook)
“Teach for Taiwan” (Ảnh: Facebook)

Hồng Liên tổng hợp

Xem thêm: