Ung thư đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân Trung Quốc, ước tính rằng hơn một nửa số người mắc ung thư trên thế giới “góp mặt” ở đây. Nguyên nhân nào khiến ung thư trở nên tồi tệ như vậy? Nhìn lại Người Việt Nam chúng ta đã vừa đang dẫm lên vết xe đổ đó và cũng đang chịu hại từ nó.

Ung thư hiện nay đã trở thành nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu tại Trung Quốc, quốc gia có gần 1,4 tỷ người. Số dân Trung Quốc chiếm khoảng 20% tổng số dân thế giới, nhưng chiếm 22% số trường hợp mắc ung thư mới và 27% tổng số người chết vì ung thư trên toàn cầu.

Theo nguồn thông tin từ BBC New, Bệnh viện ung thư Thiên Tân, Trung Quốc – cơ sở điều trị ung thư lớn nhất Châu Á mới đây đã mở rộng quy mô bệnh viện lên gấp 2 lần nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân ung thư ngày càng tăng.

Chỉ tính riêng tạo Bệnh viện này, mỗi ca trực của y bác sỹ cần thực hiện tới 7 ca mổ và khám cho 50 bệnh nhân. Chỉ cách đó 10 năm, mỗi ngày bệnh nhân thực hiện ca mổ chỉ có 1 -2 người.

Còn tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2018, Việt Nam có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 người tử vong do bệnh này. Trong khi toàn cầu hiện có khoảng 23 triệu người ung thư. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư.

Công nghiêp hoá hiện đại hoá bất chấp hậu quả

Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới số lượng ung thư tăng đột biến. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng có đến 80% ung thư là do các yếu tố bên ngoài, mà hàng đầu phải kể đến là từ thuốc là và ôi nhiễm môi trường.

Hậu quả đầu tiên của ngành công nghiệp hoá quá nhanh chính là ô nhiễm môi trường không khí. Lượng bụi PM2.5 (hạt bụi nhỏ) trung bình tại các thành phố của Trung Quốc là 48 microgram/mét khối, nhiều gấp đôi so với mức bình quân tại các thành phố khác trên thế giới. Trong khi đó tại việt Nam, lượng khói bụi này vượt ngưỡng cho phép 2-3 lần tại các trục giao thông đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, các đô thị vừa và nhỏ, TSP thấp hơn nhưng vẫn gấp 1,5-2 lần.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cứ một mét khối không khí bị nạp thêm 5 microgam hạt bụi nhỏ, thì nguy cơ ung thư phổi tăng thêm 18%. Vậy mà ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc cũng như Việt Nam ngày càng trầm trọng, điều này đã đẩy người dân vào nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn bao giờ hết.

Khói thải ra từ một số nhà máy ở TP Thái Nguyên, Sơn Tây. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, phải kể đến hệ quả của sự phát triển bất chấp của Trung Quốc cũng như Việt Nam chính là ô nhiễm nguồn nước. Vì lợi nhuận, các nhà máy công nghiệp không thèm xây dựng hay xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường. Thậm chí các nhà chức trách cũng lờ đi khi được phản ánh, hoặc giải quyết qua loa do lợi ích kinh tế do các nhà máy đem lại. Tuy nhiên một nguồn nước bị ôi nhiễm không chỉ ảnh hưởng một thời gian trong một phạm vi mà là lâu dài và qua nhiều thế hệ do nước xả thải ngấm vào nguồn nước và sẽ là hệ quả cho thế hệ mãi về sau.

Tại Việt nam, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, ngửi thấy, tiếp cận trực tiếp với nguồn rác thải độc hại này tại các khu công nghiệp đang mọc lên như nấm.

Nước ta có đến hàng chục ngôi làng ung thư, nơi tập trung một lượng lớn người ung thư ở đây, và những ngôi làng này đều thuộc khu vực hoặc gần khu vực các nhà máy công nghiệp.

Tự hại người hại mình

Con người trước lợi nhuận hầu như đã bán đi lương tâm của mình. Trung Quốc có thể nói là nơi đứng đầu thế giới về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hay thậm chí là hàng hoá chỉ gây độc cho con người.

Nguồn hàng hoá ở Việt Nam phần lớn lại là nhập từ trung Quốc hoặc vận chuyển bất hợp pháp từ Trung quốc vì giá thành rẻ, đa dạng nhiều mẫu mã.

Không những vậy, chính người Việt Nam cũng đang sản xuất ra nguồn sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Mới đây nhất hồi tháng 7 năm nay, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã tiến hành kiểm tra định tính nồng độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong máu của một nhóm đối tượng. Kết quả cho thấy có tới 31 người trong số 67 người (tương đương gần 50%) được xét nghiệm có thuốc bảo vệ thực vật lưu tồn trong máu. Đáng ngại hơn là hầu hết đối tượng không trực tiếp tham gia vào sản xuất trên ruộng đồng như nông dân. 

Quá quen thuộc với những thực phẩm ngập trong hoá chất, người dân giờ đây chỉ còn biết tìm nguồn thực phẩm sạch, nhưng cũng không có ai đảm bảo rằng đâu là sạch. Rồi tất cả lại chấp nhận một ‘chân lý’ rằng: “đằng nào cũng chết”.

Vậy cuối cùng ai cũng nên đặt câu hỏi rằng một nền kinh tế hùng mạnh, phát triển, chúng ta sẽ hưởng thụ được bao nhiêu và bao lâu?

Minh Nguyên