Thiện hữu thiện báo là một loại giá trị quan phổ thế, trong văn hóa Trung Hoa nó được cực kỳ sùng thượng. Tuy nhiên, những sự tích về thiện báo không nhất định biểu hiện bên ngoài là những hành động oanh oanh liệt liệt, mà là sự yêu cầu bản thân tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao thượng của một cá nhân. Chúng ta hay xem xét hai câu chuyện xảy ra vào thời nhà Thanh.
Người hiếu thuận đỗ tiến sĩ
Tiên sinh Ngô Tùng Phủ (tên Trung Tuấn) người Tô Châu là một trưởng lão phẩm đức cao thượng, học vấn uyên bác. Ông làm giáo thức phiên thự Tô Châu trong những năm Canh Dần và Tân Mão. Lúc đó, Lương Cung Thìn (tác giả cuốn “Bắc Đông viên bút lục”) theo cha nhậm chứng ở Tô Châu, cùng anh trai là Trọng đang học tiên sinh Ngô Tùng Phủ.
Thư viện trong phiên thự rất nhỏ, anh Trọng và tiên sinh Ngô cách nhau một phòng, Lương Cung Thìn mỗi ngày đều bầu bạn bên cạnh anh hơn hai năm. Lương cảm thấy tiên sinh Ngô là một người rộng lượng và trung thực, không bao giờ nói năng gay gắt, ngay cả khi học trò thỉnh thoảng pha trò khi nói chuyện và cười đùa, ông trước sau luôn bảo trì chính trực nghiêm khắc. Tiên sinh Ngô bình sinh không có sở thích nào khác, duy chỉ thích sưu tầm sách, thậm chí còn vay tiền để mua sách. Ông thường sao chép sách bằng tay, dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ. Ông nói, nếu không thi trúng tiến sĩ, tương lai ông sẽ chép sách mưu sinh.
Tiên sinh Ngô thi đỗ cử nhân vào năm Nhâm Ngọ, sau đó tham gia vào thi hội vào năm Kỉ Sửu. Ông tâm sự, nếu không trúng tiến sĩ, tương lai có lẽ chỉ có thể mưu sinh bằng nghề dạy học. Thầy tướng nhìn tướng diện của ông và phán: “Tiên sinh Ngô học vấn rất tốt, nhưng ngoại mạo bình bình, khả năng chỉ có thể làm giáo quan thôi”.
Vào mùa đông Tân Mão, tiên sinh Ngô chuẩn bị lên Kinh để thi, từ biệt giáo quán. Cha của Lương Cung Thìn tài trợ chi phí đi lại cho ông. Không ngờ huynh trưởng của ông lại qua đời vào cuối năm đó, gia đình không còn tiền dư, càng cuối năm cận kề thì việc tổ chức tang lễ lại càng khó khăn. Trong lúc vô vọng, ông đã dùng toàn bộ chi phí đi lại để lo hậu sự cho anh trai mình. Chủ nhà lập tức đến đòi tiền thuê nhà, tiên sinh Ngô nhất thời lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không biết lấy gì mà sống. Khi đó, Lương Cung Thìn và anh Trọng đang ở phiên thự, cũng không biết gì về tình hình của tiên sinh Ngô.
Sau Tết, tiên sinh Ngô đến phiên thự, dáng vẻ tiều tụy hốc hác, nét mặt đầy vẻ tang thương. Hai anh em ngạc nhiên hỏi tiên sinh chuyện gì đã xảy ra. Tiên sinh Ngô bật khóc và nói: “Chuyến đi của tôi giờ đây không thể thực hiện được nữa, tôi lại đã từ chức ở giáo quán, hiện tại không còn kế sinh nhai.” Lương Cung Thìn nghe xong hoàn cảnh của tiên sinh, cũng cảm thấy ưu phiền.
Đương thời, phu nhân Trịnh, tiên mẫu của Lương Cung Thìn, đã tặng họ một ít lì xì cuối năm. Lương Cung Thìn bàn bạc với anh Trọng, quyết định dùng số tiền này để giúp đỡ tiên sinh Ngô. Các chú khác của ông là Khâu Lê Huy và Lâm Khánh Khô cũng học cùng lớp. Sau khi biết chuyện, họ cũng hào phóng quyên góp, quyên góp được một trăm lượng bạc để giúp tiên sinh Ngô lên kinh.
Vào ngày 29 tháng 4, có tin vui truyền đến, tiên sinh Ngô là trạng nguyên trúng cao nhất, tin tức này nhanh chóng lan truyền khắp Tô Châu, mọi người truyền nhau giai thoại. Lương Cung Thìn tin rằng, trong khó khăn đạt được vinh hiển, vốn là lẽ thường, nhưng giống như tiên sinh Ngô nhanh chóng được hồi báo như vậy, thì thật hiếm có. Nếu khi đó ông keo kiệt tiền tài trong tay mà không lo tang lễ cho anh trai, thì dù có thực hiện được chuyến đi cũng không thể thuận lợi như vậy; Ông không những chỉ thi đỗ, mà còn đỗ đầu bảng.
Đến năm Giáp Ngọ, tiên sinh Ngô đến tỉnh Phúc Kiến với tư cách là chủ trì kỳ thi hương; năm Ất Mùi, ông chủ trì khoa thi hương tỉnh Hồ Nam; đến năm Đinh Dậu được thăng làm học chính Phúc Kiến, sau đó thăng nhiệm đại tư thành (phụ trách việc giáo dục của Quốc tử giám), trở thành học giả của “Đông cung”, rồi đến Chiết Giang làm thị học.
Thiện hữu thiện báo. Cuộc đời của tiên sinh Ngô từ số phận một giáo quan được thăng lên chức học chính, thị học! Đối với người nhân hậu, thiên đạo thiện báo không bao giờ cạn!
Tuần lại đỗ trạng nguyên
Long Vũ Xuyên (tên Quang Tuần) xuất thân Quế Lâm, từng lấy thân phận hiếu liêm đảm nhiệm tri huyện Hồ Nam. Ông quản lý công việc chính quyền địa phương, yêu dân như con, thanh danh vang xa nhờ liêm khiết và tài năng. Vì đạo đức thanh liêm, ông được cấp trên tiến cử, sau đó được điều nhiệm sang tỉnh khác. Cha của Lương Cung Thìn, tác giả cuốn “Bắc Đông viên bút lục”, có tình bạn lâu năm với nhà họ Long. Lúc đó cả hai đều đăng hương bảng Giáp Dần, con cái hai gia đình cũng chơi với nhau.
Con trai của Long Vũ Xuyên là Hàn Thần (tên Khải Thụy) tiếp nối gia phong, thi đỗ hiếu liêm vào khoa thi Giáp Ngọ, là người đối nhân ngay thẳng cẩn thận, trọng nghĩa khinh tài, rộng lượng với thân hữu. Hiếu liêm Mẫn Hạc Sồ đồng hương từng khen ngợi cậu, rằng quân tử chi giao hiếm có, cậu là người duy nhất trong những năm gần đây.
Vào năm Canh Tý, kết quả thi lễ vi được công bố, con trai của Long Vũ Xuyên và Mẫn Hạc Sồ và Lương Cung Thìn đều trượt bảng. Lương Cung Thìn nhìn thấy Hàn Thần hình sắc ôn nhu phúc hậu, không nản chí không oán giận, nhân phẩm phi phàm, thực là chân quân tử. Lương Cung Thìn trong tâm bội phục, nghĩ muốn kết giao với Hàn Thần, nhưng luôn cảm thấy bản thân mình quá kém cỏi, mãi không học được, không thể đuổi kịp. Sau đó, Hàn Thần nhận được chức vị trung thư, khoa thi tiến sĩ vào năm Tân Sửu đỗ đầu bảng, trở thành trạng nguyên, thơ văn thư pháp đều vô cùng xuất sắc.
Mùa hè năm đó, Lương Cung Thìn trở lại Quế Lâm, cha ông được điều đến phủ Giang Tô, đi thuyền qua Trường Sa, tình cờ Long Vũ Xuyên đến thăm. Long Vũ Xuyên đề cập rằng, không lâu sau khi ông nhậm chức huyện lệnh của một huyện nào đó, có một ngôi đình cũ bị bỏ hoang trong huyện phủ, ông đã dùng lương bổng của chính mình để trùng tu lại nó, đồng thời hợp lực với thân dân trong ấp khai thông một con kênh nước bị tắc lâu ngày ở phía nam của huyện. Truyền thuyết của người dân địa phương cho rằng, sau khi con kênh được thông nước, nơi này sẽ xuất trạng nguyên. Đương thời, con kênh vừa được khơi thông, đình cũng sửa xong, người dân huyện kiến nghị đặt tên cho đình là “đình Khải Thụy”, ý nghĩa là cát tường. Ngay khi tấm biển “đình Khải Thụy” sắp được treo, tin tức Hàn Thìn đoạt trạng nguyên cũng vừa truyền đến, ứng nghiệm truyền thuyết địa phương, khiến mọi người vui mừng gấp bội.
Người nhà sai lại đỗ hiếu liêm đỗ trạng nguyên, giai thoại như vậy không phải ngẫu nhiên, đó chẳng phải là biểu hiện của nhân quả sao?
Nguồn: “Đông Bắc viên bút lục”
- Trọn bộ Nhân sinh cổ đạo
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch