Trong nhiều nền văn hóa, Trà trước hết gắn liền với Đạo. Ẩn chứa trong một chén trà có thể là rất nhiều quy luật nhân sinh: khổ tận cam lai, nhân quả trong vũ trụ, và tất nhiên là vô vàn lợi ích sức khỏe cho cả tâm và thân.

Theo các tài liệu cổ, thì trà có xuất xứ từ Trung Hoa, do Thần Nông – một trong Tam Hoàng tìm ra. Truyện kể rằng Thần Nông rất giỏi y thuật, ông đi tới đâu cũng tìm kiếm thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc.

Một hôm Thần Nông lần đầu tiên nếm lá trà bị đốt cháy rơi vào nồi nước sôi của ông và từ đó phát hiện ra những tác dụng y học của trà, mới đầu trà chỉ được sử dụng với mục đích chữa bệnh. Từ xưa trà cũng chỉ được dùng trong tầng lớp quyền quý cao sang phương Đông, đến nay trà đã phổ biến ở khắp mọi nơi, từ trà đá vỉa hè cho đến không gian trà chuyên nghiệp như trà quán, từ Đông Phương đến Tây Phương.

Vua Thần Nông nghiên cứu các loại thảo dược (Ảnh: freepik.com)
Vua Thần Nông nghiên cứu các loại thảo dược (Ảnh: freepik.com)

Thưởng trà là một nét văn hóa đặc trưng của phương Đông nói chung. Mỗi dân tộc đều có một cách thưởng trà độc đáo riêng, từ không gian thưởng trà, đến cách pha trà, uống trà, tất cả đều mang những nội hàm văn hóa thâm sâu; đặc biệt nghệ thuật thưởng trà của Nhật Bản được nâng lên thành trà đạo với tinh thần được thể hiện qua 4 chữ:

Hòa – hòa hợp

Kính – kính trọng

Thanh – thanh khiết

Tịnh – thuần tịnh

Nhấp chén trà, thoạt tiên ta cảm nhận được vị chát nơi đầu lưỡi, rồi hậu vị ngọt tỏa khắp khoang miệng, như thể hiện một chân lý của đời người: Khổ tận, cam lai; sâu xa hơn nữa là quy luật nhân quả hiện diện khắp nơi cùng với đất trời. Mỗi lần uống chén trà, cũng là một lần nhắc nhở bản thân về chân lý đó.

Như vậy, cái tinh túy của thưởng thức trà nằm ở tinh thần, mượn đó mà con người tìm được về bản ngã.

Đến đầu thế kỷ 17, trà được du nhập sang phương Tây và nhanh chóng nhận được sự yêu thích của giới quyền quý; thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, giới khoa học ngày càng phát hiện ra nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc mà sâu rộng của trà.

Trên khắp thế giới, trà là thức uống phổ biến nhất đứng sau nước. Tính phổ biến tăng lên vào những năm 1800 bởi việc dùng nước sôi pha trà, nghĩa là các mầm bệnh trong nước như vi khuẩn tả và thương hàn có thể bị tiêu diệt, khiến thức uống này trở nên an toàn hơn.

Trà được chế biến từ lá và búp của loài cây có tên khoa học là Camellia sinensis. Trà đen, trà xanh, trà trắng, trà Ô long đều có xuất xứ từ một loại cây, nhưng được chế biến thành lá khô theo những cách khác nhau.

Khoa học đã thâm nhập vào thói quen uống trà và bắt đầu khám phá xem điều gì khiến chúng ta yêu chén trà đến vậy. Trong trà có một lượng lớn các hợp chất sinh học gọi là polyphenol, gồm có catechin và tannis. Nồng độ các chất này trong trà phụ thuộc vào cách bạn pha trà, bao gồm cả lượng lá trà, nhiệt độ nước và thời gian ngâm.

Các catechin có đặc tính chống oxi hóa và có hàm lượng cao nhất trong trà xanh. Tannin thì có nhiều nhất trong trà đen, có tác dụng ức chế hấp thu sắt, vì vậy nếu bạn thiếu sắt, hãy tránh uống trà cùng với bữa ăn. Nhưng nếu bạn thừa sắt, thì uống trà trong bữa ăn giúp làm giảm lượng sắt hấp thu.

1. Trà và não bộ

Trà có chứa các thành phần làm tăng cường hoạt động não bộ, gồm có caffeine, catechin và ãit amin, L-theanine.

Trong một đánh giá hệ thống về ảnh hưởng của trà đối với chức năng nhận thức và tinh thần, thì sự kết hợp của L-theanine và caffeine được chứng minh là làm tăng sự tỉnh táo và chuyển dich sự chú ý chính xác sau 2 tiếng dùng trà. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy độ chính xác nghe và nhìn tăng nhẹ.

Catechins và axit amin L-theanine có thể kích thích sức mạnh cho não (Image: Flickr, CC BY-NC-ND)
Catechins và axit amin L-theanine có thể kích thích sức mạnh cho não (Image: Flickr, CC BY-NC-ND)

Các bằng chứng sơ bộ cũng cho thấy catechin có tác dụng làm tĩnh tâm trong giờ thứ 2 sau uống trà.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh uống trà giúp bảo vệ bạn khỏi mất trí nhớ.

2. Trà và giảm cân

Trà đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trà xanh, có thể làm tăng sự tiêu thụ năng lượng và giúp giảm cân.

Một nghiên cứu cho thấy nhóm tiêu thụ catechin từ trà canh giảm nhiều hơn 1,3kg và có khả năng duy trì tiến độ giảm cân tốt hơn. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy chất catechin trong trà có khả năng phân giải mỡ.

3. Trà và tiểu đường

Một phân tích kết quả của 12 nghiên cứu cho thấy uống trà làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Cụ thể, uống 3-4 chén trà mỗi ngày làm giảm 16% nguy cơ mắc bệnh này, so với những người chỉ uống từ 1 chén trở xuống.

Trà rất tốt cho phòng tránh tiểu đương (Ảnh: Selma Broeder/Flickr, CC BY)
Trà rất tốt cho phòng tránh tiểu đương (Ảnh: Selma Broeder/Flickr, CC BY)

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu về các hơp chất phenolic trong trà để thử và phát triển các hợp chất có thể được sử dụng để phòng ngừa tiểu đường loại 2.

4. Trà và bệnh tim

Nghiên cứu cho thấy cả trà xanh và trà đen đều làm giảm đáng kể huyết áp, với trà đen làm hạ LDL-cholesterol máu và trà xanh làm hạ cholesterol toàn phần. Đây đều là các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Trà với khởi thủy là dùng để chữa bệnh, qua quá trình phát triển nay trở thành thức uống phổ biến khắp trên thế giới và ở mọi tầng lớp, đồng thời được thêm vào đó những nền tảng văn hóa tinh thâm.

Đến nay, trà đã được công nhận là đem đến cho con người những lợi ích cả về tinh thần lẫn thể chất. Vì vậy hãy để thú vui thưởng trà là một phần trong cuộc sống hạnh phúc của bạn!

Đại Hải

Xem thêm: