Có những người dù thể trạng đang rất khỏe mạnh, nhưng chỉ sau vài đêm thức khuya là cảm thấy cơ thể mệt mỏi uể oải, chỉ muốn nhắm mắt lại ngủ một giấc, tuy nhiên khi gần tối thì tinh thần bất ngờ tỉnh táo trở lại.

Bạn đừng cho đây là chuyện nhỏ! Theo cách nhìn Trung y thì đây là tình trạng mất cân bằng âm – dương, là cuộc chiến giữa các cơ quan trong cơ thể và sẽ có cơ quan bị thương tổn vì suy kiệt.

Giấc ngủ buổi tối giúp loại bỏ độc tố

Giấc ngủ là thời khắc mà cơ thể tự điều chỉnh lấy lại cân bằng, nếu bạn chống lại nó thì sức khỏe của bạn sẽ bị tổn hại.

Từ 9 – 11 giờ tối là thời gian hệ miễn dịch loại bỏ độc tố trong cơ thể, vì thế tốt nhất lúc này bạn nên nghỉ ngơi thư giãn.

Từ 11 giờ tối – 1 giờ sáng: Gan thải độc, cần ngủ sâu.

Từ 1 – 3 giờ: Túi mật thải độc, cần ngủ sâu.

Từ 3 – 5 giờ: Phổi thải độc. Có thể hiểu tại sao người bị ho thường ho nhiều vào giờ này. Lúc này không nên dùng thuốc ngăn chặn cơn ho, vì sẽ làm ức chế quá trình thải độc.

Từ 5 – 7 giờ sáng: Ruột kết thải độc, nên đi nhà vệ sinh.

Từ 7 – 9 giờ sáng: Thời điểm ruột non nạp dinh dưỡng, nên ăn sáng. Người bệnh tốt nhất nên ăn sớm, khoảng trước 6:30, người không ăn sáng nên thay đổi thói quen, không nên để đến 9 – 10 giờ mới ăn sáng.

Từ nửa đêm đến 4 giờ sáng là thời điểm cơ thể tạo máu, vì thế cần ngủ sâu, không nên thức khuya.

Nguy hại khi thiếu ngủ

1. Da lão hóa

Thiếu ngủ làm da khô, nhiều nếp nhăn, mụn, nám… Vì từ khoảng 22:00 – 02:00 sáng là thời gian quá trình trao đổi chất của da mạnh nhất, cần nghỉ ngơi để quá trình này đạt hiệu quả cao. Khi bạn thức khuya, những chất độc hại dễ dàng xâm nhập vì da mở rộng lỗ chân lông, hơn nữa thức khuya gây mất cân bằng nội tiết tố, dễ gây nám da và nổi mụn trứng cá.

2. Thị lực giảm

Có lẽ cơ quan mệt nhất khi chúng ta thức khuya là đôi mắt, khi cơ mắt mỏi thì thị lực suy giảm, thức khuya thời gian dài thậm chí có thể làm cho mắt không nhận rõ được màu sắc…

3. Đau dạ dày

Thức khuya có thể gây viêm loét dạ dày. Dạ dày đây là cơ quan khá mẫn cảm, việc thức khuya làm a-xít dạ dạy tiết ra nhiều nên có thể làm viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê cũng gây bất lợi cho dạ dày.

4. Não suy yếu

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ, đau đầu, mỏi mắt, sức phản ứng của cơ thể chậm chạp, vì khi ngủ là lúc bộ não phục hồi những tế bào não làm nhiệm vụ ghi nhớ, cố thức sẽ gây tổn hại những tế bào này, làm suy giảm trí nhớ. Khi thức khuya cũng có nghĩa là thần kinh chúng ta phải làm việc tăng ca, hệ quả là mệt mỏi và mất tỉnh táo, phản ứng chậm chạp và dễ đau đầu.

5. Giảm sức đề kháng

Khi sức đề kháng suy giảm thì cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Ban đêm là thời gian quan trọng nhất để cơ thể sản sinh tế bào mới, việc thức khuya làm cơ thể duy trì trạng thái tiêu thụ năng lượng, và hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá sức vì cần tiếp tục chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo nghiên cứu, đối với người trưởng thành, chỉ cần trong 3 đêm liên tục không thể đảm bảo được giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng, hệ thống miễn dịch có thể giảm còn lại 60%.

Thức khuya thời gian dài làm độc tố tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, khiến cơ thể mất thăng bằng, quy luật hoạt động tự nhiên bị phá vỡ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng đảm bảo ngủ sớm và ngủ đủ giấc!

Tinh Vệ

Xem thêm: