Người xưa vẫn nói bệnh từ miệng mà vào, chỉ vì thiếu kiến thức trong ăn uống mà có thể mang đến thì hậu quả thật đáng tiếc. Hãy tham khảo bài viết này để điều chỉnh cách ăn uống sao cho khoa học nhất.
1. Ung thư dạ dạy: Ăn đồ thừa đun đi đun lại
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thực phẩm khi đun đi đun lại nhiều lẫn sẽ dễ dàng tạo thành chất nitrit có hại, ăn vào sẽ phản ứng và tích lũy lâu ngày trong cơ thể khiến tăng nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, các loại dưa muối khi chưa chín, hay dưa khú cũng sẽ sản sinh nitrit gây ung thư dạ dày.
2. Ung thư thực quản – thức ăn quá cay, quá nóng
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều thức ăn quá cay quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Ăn đồ cay nóng kích thích các tế bào niêm mạc thực quản biến đổi thành các tế bào ung thư. Khi cơ thể đang đói lạnh, thật tuyệt vời nếu ăn một chén súp hay cháo nóng nhưng bình thường lạm dụng đồ ăn nóng sẽ không tốt. Mức độ “chịu nhiệt” của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung nhiệt độ đồ ăn nên dưới 60 độ C, để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng và thực quản.
Ngoài ra, cũng cần hạn chế đồ ăn quá cay. Gia vị cay nóng tốt cho sức khỏe, ớt cay tốt cho tim… nhưng thực tế là không được lạm dụng.
3. Ung thư đại trực tràng – ăn nhiều thịt ít rau
Hầu hết ung thư đại trực tràng thường có vấn đề về táo bón. Ăn ít rau quả và trái cây, thường xuyên tiêu thụ nhiều protein, chất béo và thực phẩm giàu năng lượng làm tăng gánh nặng cho dạ dày, giảm nhu động ruột. Vì vậy thực phẩm bị giữ lại trong đường tiêu hóa thời gian dài hơn dẫn đến táo bón, các chất độc tích tụ không được thải ra ngoài gây nguy cơ ung thư đại tràng.
Các loại thịt chế biến công nghiệp (xúc xích…), thịt nướng cháy, chiên bị cháy… thì càng nguy hiểm hơn, vì trong quá trình chế biến đã sinh ra nhiều chất có khả năng gây ung thư.
4. Ung thư phổi – Hút thuốc lá, hít khói nấu ăn
Mọi người đều biết rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi, cả người xung quanh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì hút thuốc bị động.
Một số bà nội trợ khi nấu ăn, chiên nướng thức ăn ở nhiệt độ cao có dầu mỡ cháy khét mà lại nơi kín gió, hít phải các chất độc hại sinh ra có trong không khí, ảnh hưởng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Do đó, các bà nội trợ nên giảm thời gian chiên nướng, tránh chiên rán đồ quá kỹ, cháy… và đồng thời nên sử dụng máy hút khói, thông thoáng không khí trong bếp.
5. Ung thư tuyến tụy – chế độ ăn giàu chất béo
Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư thuộc hệ tiêu hóa có tỷ lệ chữa khỏi thấp, tỷ lệ tử vong cao, thường liên quan chặt chẽ đến ăn nhiều chất béo, bữa ăn nhiều năng lượng…
Theo nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), nam giới và phụ nữ hấp thu nhiều chất béo bão hòa bình quân tăng 36% nguy cơ phát triển ung thư tụy. Nguy cơ tăng lên tới 43% đối với chất béo bão hòa có nguồn gốc động vật.
6. Ung thư miệng: Ăn trầu
Khi nhai trầu cùng với vôi, niêm mạc miệng có thể bị bỏng. Vì vậy, những người thường xuyên ăn trầu có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp 8,4 lần.
Tất nhiên không thể phân ranh rõ ràng mỗi loại bệnh với một loại đồ ăn bởi vì cơ thể con người là tuần hoàn, tác động lên bộ phận này cũng là ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Do đó mấu chốt để phòng bệnh cần phải là không được ăn uống cực đoan, nhiều quá một vài thứ có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng mà thành bệnh này bệnh khác…
Tân Hạ tổng hợp
Xem thêm:
- Bí quyết biến tế bào ung thư thành tế bào bình thường là ở đây
- 2 năm trước khi phát bệnh ung thư cơ thể có những dấu hiệu này
- Trải nghiệm phi thường của nữ nhà báo tìm lại đôi mắt sáng khi cận kề bóng tối vĩnh viễn…
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.