Theo chuyên gia, béo phì là triệu chứng mãn tính nguy hiểm đối với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư gan, buồng trứng…
Theo Fox News, Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Bệnh tật Mỹ (CDC) thống kê 40% các ca ung thư liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cũng chứng minh, chỉ số BMI có liên quan đến ung thư. Cứ 5 đơn vị BMI tăng thêm, nguy cơ ung thư trực tràng ở nam giới tăng từ 9-56 %. Đối với phụ nữ, thông qua chỉ số tỷ lệ chu vi eo đến hông, cứ 0,1 đơn vị làm tăng 21 % nguy cơ mắc ung thư tử cung.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích, khi lượng mô mỡ thành quá cao sẽ làm thay đổi môi trường hoóc-môn của cơ thể. Mỡ sẽ tiết ra các tín hiệu hóa học đặc biệt, biến đổi chức năng của tế bào bình thường.
Ngoài ra, các yếu tố hoóc-môn cũng liên quan đến việc gia tăng, sinh trưởng của tế bào ác tính. Khi lượng mỡ trong cơ thể giảm, các hoóc-môn sẽ giảm theo và nguy cơ ung thư hạ thấp.
Giáo sư Trần Vĩ, Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh (Trung Quốc) đã chỉ ra 6 loại ung thư người thừa cân, béo phì, cần đặc biệt lưu ý.
1. Ung thư buồng trứng
Tế bào mỡ làm gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung…
2. Ung thư dạ dày
Chất béo dư thừa trong cơ thể gây ra chứng viêm mạn tính, đặc biệt ở đường tiêu hóa. Viêm mạn tính kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
3. Ung thư túi mật
Sự lắng đọng cholesterol làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật, viêm túi mật… từ đó, làm tăng tỷ lệ ung thư túi mật.
4. Ung thư gan
Ảnh hưởng của sự tích tụ mỡ trong gan giống như tác hại của việc rượu, gây ra xơ gan và ung thư gan.
5. Ung thư tuyến giáp
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Y học Quốc tế cho thấy, sự bài tiết hoóc-môn khiến tuyến giáp phát triển. Tuyến giáp càng lớn, nguy cơ tế bào đột biến càng cao, dẫn tới ung thư.
6. Ung thư tuyến tụy
Béo phì làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tụy. Khi tuyến tụy hoạt động bất thường, nguy cơ phát triển ung thư sẽ tăng lên.
4 lưu ý để giảm cân
– Thực hiện đo cân nặng mỗi sáng, sau khi đi vệ sinh nhằm kiểm soát trong lượng, có sự điều chỉnh kịp thời.
– Giới hạn thức ăn có năng lượng cao, giàu chất béo bão hòa, nhiều đường. Ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau, trái cây. Nên ăn từng ít một và chia ra thành nhiều bữa.
– Nên ghi lại chế độ dinh dưỡng để kiểm soát “đầu vào”.
– Tập luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh và hạn chế ngồi một chỗ quá lâu trước trước máy tính, tivi…
H.H