Theo Đông y, mùa đông được xem là thời điểm tốt nhất để bổ thận. Nếu thực hiện đúng cách, lợi ích mang lại vô cùng lớn. Vậy cần dưỡng thận như thế nào trong những ngày giá lạnh?
Y học cổ truyền nhận định, đối ứng với ngũ tạng của cơ thể là Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận lần lượt là Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy trong ngũ hành. Năm mùa đối ứng với ngũ hành chính là xuân, hạ, trưởng hạ, thu, đông. Mùa vụ khác nhau việc bồi bổ từng ngũ tạng cũng khác nhau, Xuân dưỡng Can, hạ dưỡng Tâm, trường hạ dưỡng Tỳ, thu dưỡng phế, và mùa đông cần dưỡng Thận tạng là chính. Bác sỹ Đông y Hồ Nãi Văn nhấn mạnh, ‘mùa đông là thời gian tốt nhất giúp tinh chất của thận được tu bổ và Thận khí được sinh trưởng. Một năm bắt đầu từ mùa xuân, nhưng thời gian dưỡng thận tốt nhất lại bắt đầu từ mùa đông. Nếu thời gian này không dưỡng tốt thận, thì các mùa khác sẽ càng khó dưỡng’
Theo Đông y, Thận là tiên thiên chi bản, sự thịnh suy của thận khí có liên quan chặt chẽ tới sinh trưởng phát dục và suy lão của cơ thể. Một người muốn có sức khỏe và sống thọ cần hiểu và học được cách bổ sung thận khí.
Những biểu hiện thường gặp của Thận hư như tay chân lạnh, nóng hoặc thường xuyên có mồ hôi, đau lưng, đau mỏi chân tay, đầu gối; tóc bạc sớm, rụng tóc, hay quên, ù tai, điếc tai, chóng mặt, nam giới liệt dương, nữ giới bế kinh dễ xảy thai, sưng mí mắt, hen suyễn, tiểu đêm, mắt xuất hiện quầng thâm…
Bổ thận cần phân loại để bồi bổ đúng bệnh
Muốn bổ thận vào mùa đông, cần phân loại rõ để thực hiện mới tác dụng nếu không sẽ sinh phản tác dụng. Có 6 loại biểu hiện của thận hư, trong đó đại đa số là Thận dương hư và Thận âm hư.
Có những người luôn thấy sợ lạnh, nhất là vào mùa đông, dù người khác chỉ mặc một hai áo nhưng mình từng lớp từng lớp mà vẫn lạnh. Sợ lạnh là một biểu hiện của thận dương hư. Biểu hiện cụ thể là sắc mặt tái nhợt, tứ chi lạnh, liệt dương, tinh lạnh, tử cung hàn lạnh khó mang thai, tiểu ít, phù thũng, lưỡi nhợt nhạt, mạch chìm yếu. Nữ giới tử cung hàn, sợ lạnh khó có bầu. Những người này mỗi ngày có thể sử dụng một lượng thích hợp các loại dược phẩm có tính ôn bổ như nhung hươu, hồng sâm để bổ thận dương.
Đề cập tới bổ thận dương, lại có một số người mặt luôn đỏ, mọi người đều cho rằng khí sắc của họ tốt, kỳ thực không phải vậy. Mặt đỏ rất có thể là biểu hiện của m khuy nội nhiệt, là một trong những triệu chứng điển hình nhất của người thể chất âm hư. Với nhóm người này, sinh hoạt hằng ngày nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng bổ thận dưỡng âm như hải sâm, Thục địa hoàng, tổ yến…
Tinh thận không đủ cũng dẫn tới sự lão hóa sớm ở người trưởng thành và đãng trí ở người cao tuổi. Nhóm người này bình thường có thể ăn hải sâm, da cá để điều chỉnh. Lại có một số bé dù lớn nhưng vẫn mắc chứng đái dầm, có thể là chứng Thận khí bất cố (là những triệu chứng vì thận khí suy tổn, không cố nhiếp được mà biểu hiện ra). Lại có những người thường xuyên bị phù thũng mặt vào buổi sáng sớm, đây là biểu hiện của Thận hư thủy phiếm (Bệnh thủy thũng do thận dương hư gây nên. Thận chủ về trao đổi thủy dịch, nếu dương hư yếu sẽ không làm chủ được thủy, khí hỏa ở bàng quang bất lợi, tiểu tiện lượng ít, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự vận hóa của tỳ đến nỗi thủy dịch tràn lan, hình thành thủy thũng). Những người này có thể dùng Phục linh, Trư linh thêm thuốc ôn bổ thận khí hoặc ôn bổ thận dương để điều chỉnh.
Dưỡng thận cần ngủ sớm dậy muộn và giữ ấm cơ thể
Tóm tắt lại nguyên tắc dưỡng thận vào mùa đông bao gồm: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm; những người coi trọng dưỡng sinh, cần coi tinh khí như báu vật, ngủ sớm dậy muộn, đợi ánh mặt trời lên; đông khí hàn, cần lấy nhiệt tính trị hàn lạnh”.
Ba tháng mùa đông là lúc bế tàng. Nước lạnh và đất nứt nẻ, chớ có quấy động dương khí; nên đi ngủ sớm và dậy muộn một chút, đợi khi mặt trời chiếu sáng rồi hãy dậy, để cho thần chí tiềm phục ẩn tàng giống như dương khí, làm như thể mình có điều bí mật (tức là để thần khí nội tàng). Món ăn dưỡng sinh phù hợp nhất cho mùa đông là cháo nóng. Ăn cháo nóng thường xuyên sẽ tăng cường nhiệt lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Ăn các món cháo táo tàu gạo nếp, cháo bát bảo… buổi sáng sớm và trong bữa tối có tác dụng điều vị, giúp giảm cân. Cũng có thể dùng cháo long nhãn để dưỡng tâm an thần, cháo vừng ích tinh dưỡng âm, cháo củ cải giúp tiêu đờm, chào hồ đào giúp dưỡng âm củng cố tinh, cháo ngân nhĩ dưỡng phổi, cháo hoa cúc giúp sáng mắt giải nhiệt… Ngoài ra, hằng ngày nên dùng nước lạnh rửa mặt, nước ấm đánh răng và ngâm chân.
Có rất nhiều hiểu lầm trong việc bổ thận, ví dụ loạn dùng các sản phẩm giúp bổ thận, cho rằng bổ thận có nghĩa là tráng dương, thận hư cần tráng dương bổ thận. Bởi vậy, thường mượn thuốc tráng dương để bổ thận, trên thực tế làm như vậy chỉ có thể đơn thuần kích thích cơ quan sinh dục, mà trường kỳ dùng thuốc tráng dương là không có lợi. Suy giảm chức năng sinh dục chỉ là một trong các triệu chứng của thận hư. Bổ thận không chỉ giải quyết vấn đề suy yếu này mà còn để kích thích chức năng của các tạng phủ khác, từ đó cải thiện phục hồi các triệu chứng bệnh của cơ thể. Ngoài ra, dù là nam hay nữ đều có thể bị thận hư. Cũng giống như nam giới, phụ nữ phân thành thận dương hư và thận âm hư, chỗ khác nhau giữa hai giới là kết cấu sinh lý khác nhau. Phụ nữ không xuất hiện hiện tượng liệt dương (bất lực), xuất tinh sớm, nữ giới thận hư chủ yếu bệnh chứng biểu hiện là giảm ham muốn, âm hộ hàn lạnh, kinh nguyệt không đều…
Dược liệu bổ thận rất phong phú, bổ thận dương gồm có nhung hươu, Đông trùng hạ thảo, Thố ty tử, Dâm dương hoắc, Bổ cốt chi, Đỗ trọng… Bổ thận âm gồm Hà thủ ô, Cẩu kỷ tử, Hạn liên thảo, Nữ trinh tử, Quy giáp. Tuy nhiên khi sử dụng chúng đều cần theo hướng dẫn của bác sỹ. Những loại dược phẩm như Đỗ trọng, Cẩu kỷ tử, Đông trùng hạ thảo tính tương đối bình, có thể hãm trà, ngâm rượu uống.
Theo secretchina
Kiên Định biên dịch