Trong quá trình tìm tòi và học hỏi, trẻ em thường cắn ngón tay và móng tay một cách vô thức, đây là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu khi lớn lên vẫn cắn móng tay, hoặc ngày càng thích cắn móng tay, thậm chí ngón tay lúc nào cũng bị tổn thương, v.v…, như vậy phải tuyệt đối chú ý, bởi vì có khả năng đây là biểu hiện của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
▼ Hiệp hội Tâm thần Mỹ (American Psychiatric Association) vừa công bố, cắn móng tay cũng được xếp vào trong danh sách “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” (Obsessive Compulsive Disorder: OCD). Nhưng cần lưu ý là điều này không có nghĩa là tất cả người cắn móng tay đều mắc căn bệnh này.
▼ Đối với một số người, thỉnh thoảng cắn móng tay, xé da chết cũng giống như động tác sờ tóc một cách tự nhiên. Nhưng người có thói quen cắn móng tay thường gây tổn thương cho ngón tay, dẫn đến nhiễm trùng, đây là một đặc trưng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
▼ Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ lặp đi lặp lại một hành vi để giảm bớt cảm xúc tiêu cực và lo lắng như nhổ lông, gãi, cắn móng tay, v.v… Một số người bệnh ý thức được hành vi của mình là không lý trí nhưng không thể kiểm soát bản thân.
▼ Tuy nhiên, chúng ta có thể yên tâm là chỉ có một số người có thói quen cắn móng tay mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi người có thể tiếp tục cắn móng tay thỏa thích. Bởi vì theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, một khi móng tay hoặc làn da có vết thương sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, lớp da cạnh móng tay có thể bị thương tổn.
Hơn nữa, bàn tay vốn dễ bị nhiễm khuẩn, nếu ăn vi khuẩn vào bụng thì sẽ phát bệnh và cảm cúm. Vì sức khỏe của chính mình, từ bây giờ các bạn nên bỏ thói quen xấu cắn móng tay. Nếu trong nhà, trẻ nhỏ có thói quen này, các bậc cha mẹ không nên bỏ qua, hãy lập tức sửa chữa hành vi cho trẻ, tránh tình hình trở nên xấu đi.
Huy Hoàng
Xem thêm: