Đau lưng dưới, đau bụng, vùng xương chậu… là những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng bạn không nên chủ quan.  

Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính khởi phát từ buồng trứng ở nữ giới, cơ quan tạo ra noãn và hoóc môn progesterrone và estrogen.

Trên thế giới, mỗi năm vẫn có khoảng trên 240.000 nữ giới bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng và số ca tử vong lên tới khoảng 150.000 ca. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 1 nghìn nữ giới mắc mới và tỷ lệ tử vong lên tới 45%.

Các dấu hiệu của ung thư buồng trứng thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Do đó mọi người phải hết sức chú ý khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

Đau lưng

Đau lưng là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt nữ giới thường gặp phải. Tuy nhiên, nếu bị đau lưng kéo dài không rõ nguyên nhân, không liên quan đến chu kì kinh nguyệt, các bệnh cột sống, lao động bê vác đồ nặng… bạn cần cảnh giác.

Ở giai đoạn sớm, đau lưng có thể chỉ thoáng qua nhưng đến giai đoạn muộn, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, đau ảnh hưởng ảnh hưởng đến cả giấc ngủ.

Đau bụng và vùng xương chậu

Khi các tế bào ung thư phát triển, nó có thể tác động đến các cơ quan, bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, thường gặp nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên triệu chứng đau bụng.

Các bác sĩ cảnh báo, phụ nữ nếu thấy đau bụng dưới thường xuyên thì không nên chủ quan.

Ngoài triệu chứng đau, một số biểu hiện khác thường gặp ở bệnh nhân ung thư buồng trứng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân, tiểu thường xuyên…

Phòng ngừa ung thư buồng trứng

– Ăn nhiều rau và hoa quả như cà rốt, ngũ cốc, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose…

nhung con dau canh bao som ung thu buong trung
(Ảnh: Phụ nữ Sức khỏe)

– Hạn chế hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, giàu protein, năng lượng.

– Kéo dài thời kỳ cho con bú.

– Tăng cường tập luyện thể dục.

– Tầm soát ung thư buồng trứng: Phụ nữ nên tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần. Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng cần tầm soát mỗi năm 2 lần.

(Tổng hợp)