Mướp đắng (khổ qua) là loại quả giàu vitamin và khoáng chất giúp làm mát, giải nhiệt cơ thể. Các chuyên gia cảnh báo, mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người huyết áp thấp, bị bệnh gan thận… không nên ăn, dễ khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Mướp đắng giàu protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt… có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư. Hơn nữa, loại quả này còn hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng tia xạ.

Lượng kali trong mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, đẩy lùi chứng trào ngược axit và khó tiêu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, mướp đắng tốt cho sức khỏe nhưng nhóm người dưới đây không nên ăn mướp đắng:

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng gây kích thích tử cung, gây chảy máu, dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt được truyền qua sữa mẹ.

Người huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng

Người huyết áp thấp

Các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp không nên ăn nhiều mướp đắng, dễ gây tái phát bệnh. Chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp.

Người vừa phẫu thuật

Mướp đắng gây cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, mọi người nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.

Người huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng

Mắc bệnh gan, thận

Người mắc bệnh gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine – một độc tố có khả năng gây ngộ độc, nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Người bị bệnh tiêu hóa

Người mắc bệnh đường tiêu hoá nên hạn chế ăn mướp đắng, vì nó khiến dạ dày phải hoạt động nhiều, gây tình trạng quá tải.

Phương Nam