Uống nước ấm giúp cơ thể loại bỏ độc tố, giảm quá trình lão hóa da, giải tỏa căng thẳng. Trong khi đó, nước lạnh khiến hệ tiêu hóa làm việc kém năng suất, cơ thể uể oải…

Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể, thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất. Mọi người thường có xu hướng uống nước lạnh khi trời nắng nóng để hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, uống nước lạnh khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Nước lạnh (7-21 độ C) có thể làm dịu cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. (Ảnh: Brightside)

4 tác dụng phụ khi uống nước lạnh

1. Rối loạn tiêu hóa

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Khi uống nước lạnh, mạch máu sẽ co lại, làm cản trở khả năng tiêu hóa, dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng và táo bón. (Ảnh: Brightside)

2. Mất năng lượng

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm ấm nước lạnh, điều đó khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn. (Ảnh: Brightside)

3. Hạ nhịp tim

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Bởi lúc này, nước lạnh kích thích dây thần kinh phế làm thấp nhịp tim. (Ảnh: Brightside)

4. Tăng tiết chất nhầy tại hệ hô hấp

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Uống nước lạnh sẽ khiến chất nhầy trong khoang mũi, họng lỏng ra, dẫn đến các tình trạng như chảy nước mũi, kích ứng họng… (Ảnh: Brightside)

7 lý do bạn nên uống nước ấm

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên uống nước từ 27- 41 độ C. (Ảnh: Brightside)

1. Giải độc cơ thể

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Uống nước ấm, đặc biệt vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Bạn có thể thêm một lát chanh vào nước ấm. Vitamin C sẽ làm “tươi” các tế bào kết hợp nước ấm giúp thanh lọc, thải độc cơ thể. (Ảnh: Brightside)

2. Giảm đau

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Nước ấm làm giảm các cơn đau đầu, đau khi đến kỳ kinh nguyệt, tăng lưu thông và cải thiện lưu lượng máu. Nếu bạn bị chuột rút, bạn nên uống nước ấm giúp cơ nhanh chóng co giãn. (Ảnh: Brightside)

3. Giải tỏa căng thẳng

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Căng thẳng khiến cơ thể mất nước. Bạn nên uống một ly nước ấm khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Nước ấm sẽ giúp hệ thống thần kinh trung ương hoạt động tốt hơn. (Ảnh: Brightside)

4. Giảm cân

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Uống nước ấm giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân. Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến lượng calo dễ dàng được đốt cháy. (Ảnh: Brightside)

5. Cải thiện tuần hoàn máu

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Nước ấm thúc đẩy lưu thông máu. Hơn nữa, các chất béo lắng đọng trong cơ thể cũng được loại bỏ khi bạn uống một ly nước ấm. (Ảnh: Brightside)

6. Hỗ trợ tiêu hóa

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Nước ấm sẽ phá vỡ cấu trúc thức ăn trong dạ dày nhanh hơn. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru, giảm thiểu tình trạng táo bón do cơ thể bị thiếu nước. (Ảnh: Brightside)

7. Đẩy lùi lão hóa

Nắng nóng, nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Uống nước ấm giúp thải loại độc tố khỏi cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước ấm giúp da đàn hồi, căng mịn, làm giảm quá trình lão hóa. (Ảnh: Brightside)

H.H