Xưa nay, người ta luôn tin rằng khi đã bị sâu răng thì không thể tự khỏi được, chỉ có đến để nha sĩ khoan ra và hàn răng lại. Nhưng đã có nghiên cứu chứng minh rằng sâu răng có thể phục hồi theo cách tự nhiên.

Theo một nghiên cứu được công bố trên British Medical Journal (1), sâu răng và lỗ sâu có thể phục hồi bằng chế độ ăn uống. Những trẻ được bổ sung vitamin D và không ăn các loại hạt gần như tất cả các lỗ sâu được chữa lành.

Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng?

Weston A. Price, người tiên phong cho Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nguyên nhân gây sâu răng. Ông thấy rằng có sự liên quan giữa chế độ ăn hiện đại và sâu răng. Những bộ tộc cô lập có hàm răng rất hoàn hảo, rất ít sâu răng, nhưng khi họ tiếp xúc với chế độ ăn hiện đại, họ gặp phải bệnh sâu răng, loãng xương và bệnh mạn tính.

Theo ADA, sâu răng xảy ra khi thực phẩm chứa carbohydrate như đường và tinh bột có trong sữa, bánh kẹo, đồ ngọt… sót lại trên răng. Vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh trên những căn thức ăn sót lại sinh ra axit gây phá hủy men răng và dẫn đến sâu răng.

Nhưng thực ra đó chỉ là một trong bốn điều kiện góp phần gây sâu răng. Theo bác sĩ Edward Mellanby, Weston Price và Ramiel Nagel, bốn yếu tố góp phần gây sâu răng là:

  1. Thiếu chất khoáng trong chế độ ăn (canxi, magie, phốt pho)
  2. Thiếu vitamin tan trong dầu (A, D, E và K, đặc biệt là vitamin D)
  3. Sử dụng quá nhiều thực phẩm có nhiều axit phytic
  4. Ăn quá nhiều đường

Vậy làm sao để làm liền lỗ sâu?

1. Tránh xa đường

Đường không chỉ nuôi dưỡng vi khuẩn, cản trở sự làm sạch tự nhiên mà còn có tính axit cao làm mất khoáng của răng.

Vậy là cần  loại bỏ soda, kẹo, bánh, xi rô,…khỏi chế độ ăn, cũng không nên dùng đường nhân tạo vì không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thay thế đường bằng mật ong nguyên chất ở mức vừa phải.

2. Hạn chế thực phầm có axit phytic 

Nó là một chất chặn khoáng và enzym ức chế có trong ngũ cốc, các loại hạt, đậu,…

Theo tap trí Lancet, chế độ ăn nhiều axits phytic gây thiếu hụt khoáng và loãng xương, khiến cho 80% phốt pho trong ngũ cốc và đậu không thể hấp thụ.

ngu-coc

Ngoài ra, axit này còn ngăn chặn cả hấp thu các chất khoáng như canxi, magie, sắt, kẽm…và còn làm tan khoáng của cơ thể trong xương và răng.

Vì vậy, bạn nên sử dụng ngũ cốc, các loại đậu khi chúng đã được ngâm và nảy mầm hoặc là đã được lên men chua, như vậy làm giảm axit phytic khoảng 50 đến 100%.

3. Dùng sữa nguyên chất và thực phẩm giàu dinh dưỡng

Để các lỗ sâu liền lại, thì sữa là nguồn thực phẩm tuyệt vời với canxi, vitamin K2, vitamin D3, magiê, phốt pho và vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, sữa dê kefir, pho mai tươi, bơ cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.

Chế độ ăn chữa lành sâu răng  cần tăng lượng chất khoáng, vitamin tan trong dầu. Chế độ ăn lý tưởng sẽ gồm:

Thức ăn từ động vật như nước dùng xương, thịt, cá, trứng.

Rau quả sống và nấu chín, đặc biệt là rau xanh.

Chế phẩm sữa như kefir, phô mai, bơ, sữa nguyên chất.

Trái cây

Vitamin D: nhận được từ ánh nắng mặt trời hay liều bổ sung 5,000IU  D3/ngày.

Thực phẩm giàu chất béo lanh mạnh như dầu dừa, bơ, oliu, cá…

Ăn các loại hạt, đậu chỉ khi đã lên men hay đã lên mầm.

Cuối cùng là không ăn các thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn nhanh.

4. Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều khoáng chất

Để khoáng hóa mạnh mẽ cho mô răng, bạn có thể tự làm kem đánh răng khoáng chất cho mình:

Thành phần:

4 muỗng canh dầu dừa

2 muỗng baking soda

1 muỗng xylitol hoặc 1/8 muỗng cỏ ngọt

20 giọt bạc hà hoặc dầu đinh hương

20 giọt khoáng chất hoặc bột canxi/magie

5. Súc miệng bằng dầu dừa

Súc miệng dầu dừa trong 20 phút hay chỉ 3-5 phút cũng rất tốt cho sức khỏe trong miệng. Tốt nhất súc miệng buổi sáng sau ngủ dậy, cố gắng súc miệng trong 20 phút rồi nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước ấm và đánh răng như bình thường.

Theo draxe

Tú Linh

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.