Trương Tam Phong là bậc chân nhân tu hành đắc đạo có thần tích triển hiện lưu truyền qua bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Có truyền thuyết nói Trương Tam Phong thọ đến 400 tuổi, lại có thuyết nói thọ hơn 100 tuổi, rồi có thuyết cho rằng Trương Tam Phong đến nay vẫn còn sống, đã là một thân thể trường sinh bất lão, thọ cùng trời đất…

Minh Thành Tổ tìm kiếm Trương Tam Phong

Trương Tam Phong danh tiếng quảng truyền thiên hạ, đã chấn động đến triều đình nhà Minh, Minh Thái Tổ – Chu Nguyên Chương rất mộ danh ông, sai người đi tìm nhưng không gặp. Những năm sau đó, Minh Thành Tổ – Chu Đệ cũng nhiều lần sai người đi tìm nhưng đều không gặp. Tháng 02/1404, Minh Thành Tổ viết bức thư bày tỏ tấm lòng của mình, rồi phái Hồ Quảng gửi đến cho Trương Tam Phong, nhưng không thể gặp ông.

Nội dung bức thư của Minh Thành Tổ viết: “Trẫm ngưỡng mộ chân tiên đã lâu, mong cầu được thân đón bậc nghi phàm, từng sai sứ bầy hương án viết thư đi tìm hết danh sơn để mời đón. Đạo đức chân tiên cao cả, cao hơn vạn hữu, thể hợp với tự nhiên, thần diệu không lường. Tài chất của Trẫm kém cỏi, đức hạnh mỏng manh, mà chỉ có lòng chí thành mong gặp, suốt đêm ngày không quên. Lại kính cẩn sai sứ dâng thư cẩn trọng mời, mong chờ xe mây giá lâm để thỏa lòng kính mộ mong mỏi của Trẫm”.

Tại sao Minh Thành Tổ muốn tìm kiếm Trương Tam Phong, điều này Trương Tam Phong đương nhiên là biết, bởi vì các chân nhân đều có công năng “Tha tâm thông”, biết rõ phàm nhân nghĩ gì. Trương Tam Phong biết điều Minh Thành Tổ muốn là tiên đan trường sinh bất lão; vì vậy mà Trương Tam Phong mới không đến gặp.

Trương Tam Phong ông tổ của Thái Cực QUyền. (Ảnh: tinhhoa.net)

Thanh tâm quả dục – bí quyết trường sinh để đời

Trương Tam Phong có tặng cho Minh Thành Tổ tiên đan trường sinh bất lão không? Không, mà Trương Tam Phong đã nói ra bí quyết trường sinh, không có phương pháp đặc biệt nào, mà chính là “Thanh tâm quả dục”. Tại sao “Trừng tâm quả dục” lại có thể trường sinh bất lão? Trương Tam Phong đã giảng rõ đạo lý này trong “Đại đạo luận”.

Thanh tâm quả dục không phải là sống cuộc sống thiếu thốn về vật chất mà là giữ cho tâm thanh tịnh. Bậc thánh giả dù có tài sản hàng tỉ hay quyền uy vô hạn nhưng vẫn sống vô dục vô cầu, tùy kỳ tự nhiên. Tâm thanh tịnh không phải là trở ngại cho sự giàu có; người phàm tục thì dục vọng vô hạn, nhưng đa phần những người này lại không dư dật về tài sản, vậy thì người không có tài sản liệu có ít ham muốn hơn chăng? Quyền lực và tiền tài của con người là do vận mệnh quyết định, không liên quan đến thanh tâm quả dục.

Ảnh: sonima.com

Từ lịch sử nhân loại mà xét, trong xã hội phương Đông và phương Tây, dù ở giai tầng nào người thanh tâm quả dục cũng đều là những người giàu có, phú quý nhất, được nhiều người kính trọng và tín nhiệm nhất. Ngược lại, người ham muốn danh lợi mạnh mẽ và tâm hiển thị mãnh liệt chính là nguyên nhân gây loạn bậy trong xã hội. Người giữ tâm thanh tịnh mới có thể tập trung làm nghiên cứu, những nhà khoa học, nhà phát minh chân chính và những người có học vấn cao đều là những người thanh tâm quả dục.

Nhà khoa học lớn Albert Einstein bị người thời đó coi là thiên tài ngu ngốc, kỳ thực là vì ông không để ý lắm đến chuyện thế sự, không quan tâm lắm đến những việc tầm thường. Ông không có thời gian để tâm vào những sự việc đó mà luôn giữ thanh tâm quả dục, cho nên ông mới bị coi là ngốc nghếch.

Tu luyện là kim đan linh dược, là phương thuốc trường sinh bất lão

Trương Tam Phong từng nói: “Ai có thể biết được phương thuốc trường sinh bất lão? Ai có thể lĩnh hội được điều kỳ diệu của kim đan linh dược”? Loại kim đan linh dược này không phải trên thế gian không có mà từ khi chúng ta sinh ra đã có rồi không những vậy còn gần trong gang tấc chứ không hề xa xôi.

Ông cho rằng: “Tiên đạo giả, trường sinh chi đạo dã” nghĩa là: đạo trường sinh cũng chính là con đường tu luyện thành thần tiên cũng chính là tu luyện (tu đạo). Bởi vậy tu luyện chính là phương thuốc trường sinh bất lão, tu luyện chính là “kim đan linh dược”.

Tu luyện: Tính mệnh song tu

Tu luyện tính mệnh song tu. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong “Đại đạo luận’ Trương Tam Phong viết: “Nội dược dưỡng tính, ngoại dược lập mệnh; tính mệnh song tu, phương hợp thần tiên chi đạo” giải nghĩa: Tu luyện chính là tu thành thần tiên cũng chính là công pháp “tính mệnh song tu” vừa tu dưỡng tâm tính cũng vừa tu mệnh; “Tu tính” chính là tu thân, tu luyện tâm tính lại phải coi trọng đức đó chính là “thanh tâm qua dục” cũng chính là nội dược (nội đan); “Tu mệnh” là đạo trường sinh chính là cần luyện khí công đó chính là ngoại dược (ngoại đan).

Trương Tam Phong nói: “Tu đạo dĩ tu thân tối vi trọng yếu, nhiên nhi tu thân tất tiên chính tâm thành ý, ý thành tâm chính, tắc vật dục giai trừ” nghĩa là: Điều quan trọng nhất trong tu đạo chính là tu thân, cũng chính là tu tâm tính, trước tiên cần thành tâm trí công vô tư, tư tưởng suy nghĩ đoan chính ngay thẳng, tâm không tạp niệm, không bị ràng buộc bởi ham muốn dục vọng vật chất cũng chính là cần làm sao đạt được “thanh tâm quả dục”, coi nhẹ danh lợi như vậy mới có thể đạt được “thần toàn khí tráng” có được ba bảo bối quý nhất của sinh mệnh con người là tinh, khí, thần.

Thái Cực Quyền do Trương Tam Phong sáng lập và Thái Cực Quyền ngày nay

Thái Cực Quyền do Trương Tam Phong sáng lập là một công pháp tính mệnh song tu, chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh khắc chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh.

Thái Cực Quyền hiện nay càng ngày càng phổ biến nhưng cũng càng ngày càng khác xa so với Thái Cực Quyền mà Trương Tam Phong sáng lập thuở trước, lối tập luyện Thái Cực Quyền cũng đã bị biến đổi, vừa khó đấu võ, vừa không thể trường sinh, thọ mệnh bình quân của những người tập Thái Cực Quyền cận đại có danh tiếng chỉ chừng khoảng 70 tuổi mà thôi.

Thái cực quyền. (Ảnh: diabetesbienestarysalud.com)

Vì sao lại như vậy?

Nhắc tới tu luyện, rất nhiều người cho rằng đó chính là luyện công (luyện động tác), đây là nhận thức vô cùng phiến diện. Luyện động tác chỉ là thứ yếu, tu tâm mới là chủ đạo. Đạo gia thường giảng “thanh tịnh vô vi”, kỳ thực chính là chỉ tu tâm.

Người tu luyện chỉ khi trọng đức tu tâm tính mới có thể đề cao tầng thứ. Thiết nghĩ, những “người nổi tiếng” mà tâm danh lợi, tâm tranh đấu rất mạnh thì họ có thể tĩnh lại hay không? Những tâm này sẽ can nhiễu tới họ, làm họ suy kiệt, họ có thể có công năng hay không? Có những người ngay cả yêu cầu cơ bản nhất là “Thanh tâm quả dục” còn chưa làm được, thì làm sao có thể tu luyện?

Theo Secretchina
Kiên Định