Dường như chỉ có ai đã từng phải chia tay người yêu mới thật sự hiểu được thế nào là cảm giác “trái tim tan vỡ”. Nó không chỉ là ngôn từ ước lệ trong văn chương, mà đúng là xảy ra như vậy: trái tim bị bóp nghẹt, tan nát con tim…

“Thất tình”, chia tay người yêu, mất đi người thân thiết… tùy từng hoàn cảnh và mức độ tình cảm sâu đậm cũng như tính cách của mỗi người mà có thể đưa đến những cảm xúc khác nhau: buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tức giận… Một trạng thái phổ biến nhất khi thất tình thật sự là cảm giác trái tim tan vỡ, đau tim.

Theo các nhà khoa học, khi thất tình, cơ thể chìm ngập trong các loại hooc-môn stress như cortisol và adrenaline, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh hơn và làm cho nhịp tim trở nên bất thường. Tâm tư càng nặng nề thì não giải phóng ra càng nhiều các hooc-môn loại này trong máu, dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức gây cảm giác đau nhói.

Khi bị thất tình, người ta thường cũng chẳng thiết tha gì mấy đến chăm sóc cho bản thân, có người không ăn không uống, sầu đời lo âu đến mất ngủ, tâm trí rối bời mộng mị, không tập thể dục cũng chẳng đoái hoài đến giải trí hay trò truyện với ai… Điều này làm cho cơ thể mệt mỏi hơn và xuất hiện một số tình trạng nguy hiểm như ngất xỉu, cấp cứu…

hinh-nen-trai-tim-tan-vo-7

Cụm từ “trái tim tan vỡ” thường được nhắc đến với nghĩa bóng để chỉ tình trạng đau khổ sau những cú sốc tâm ly có thể do tình cảm tan vỡ, mất người thân… Nhưng bất cứ ai từng trải qua cảm giác đau khổ khi chia tay đều biết rằng “cảm giác vỡ tim” không chỉ là một thuật ngữ khoa trương. Sự đau đớn và những cảm giác đi kèm như nỗi buồn, sự tuyệt vọng thật sự rất khó chịu.

Đối với những người đang ôm trái tim tan vỡ sau khi chia tay, cảm giác đó đáng sợ tương tự như một cơn đau tim. Thực tế, hầu hết mọi trường hợp đưa đến phòng cấp cứu sau khi chia tay người yêu đều được chẩn đoán là bị đau tim.

Hội chứng “trái tim tan vỡ” còn được gọi là bệnh căng thẳng cơ tim, là tình trạng yếu đi đột ngột ở các cơ tim do tình trạng căng thẳng nghiêm trọng gây ra. Nó đi kèm với các triệu chứng tương tự như một cơn đau tim, đó là khó thở, đau ngực và tụt huyết áp. Nhưng may mắn là một cơn đau tim thực sự sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho tim, tác dụng của hội chứng tim tan vỡ chỉ là tạm thời.

Trong khi các cơn đau tim bệnh lý là do tình trạng tắc nghẽn động mạch vành, còn trong trường hợp thất tình, chúng ta có thể bị căng cơ tim mà không hề liên quan đến sự tắc nghẽn nào cả. Đó là sự khác biệt quan trọng giúp các bác sĩ phân biệt các loại đau tim.

Hội chứng này có thể nghiêm trọng như một cơn đau tim, nhưng may mắn thay đó chỉ là tình trạng tạm thời và có thể chấm dứt trong khoảng một tuần nếu được chăm sóc y tế hợp lý. Khi sự tổn thương về thể chất hoặc tinh thần gây ra bệnh cơ tim, hầu hết mọi người chỉ cần một khoảng thời gian là có thể phục hồi.

Light-in-Heart

Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng hơn. Tiến sĩ, bác sĩ Tim mạch Graham Jackson, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tình dục cho biết, ông thường gặp các trường hợp bệnh nhân chết vì một cơn đau tim trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi thất tình. Ông giải thích: “Mọi diễn biến bắt đầu ngay sau ngày chia tay và kéo dài trong vòng một đến hai tuần sau đó. Khi mọi người bắt đầu lo lắng, nồng độ adrenaline tăng cao, sự căng thẳng có thể gây ra cơn đau tim đột ngột và dẫn đến tử vong.”

Tỷ lệ phụ nữ chết đột ngột sau một thời gian ngắn đau khổ cao hơn nam giới. Trong khi đàn ông chết vì đau tim kéo dài lại phổ biến hơn. Tiến sĩ Jackson cho biết đàn ông không dễ bị ngã quỵ sau một cú sốc tình cảm, nhưng họ thường sống buông thả và không lành mạnh. Họ không chú ý chăm sóc bản thân, không ăn uống đầy đủ, không tập thể dục, không đi khám bác sĩ. Vì vậy, thống kê tuổi thọ của trung bình của đàn ông ngắn hơn.

Nhân ngày lễ tình yêu, cầu chúc cho không có một ai bị “thất tình” đến viếng thăm và không có ai phải ôm giữ trái tim tan nát. Trong mọi hoàn cảnh, thì cho đi cũng là nhận lại, tình yêu vĩ đại không có tồn tại giới hạn không gian và thời gian cũng như bất kỳ sự trói buộc nào…

Kiên Thành t/h

Xem thêm: