Do kết cấu sinh lý của nam giới và nữ giới khác nhau, nên nam giới có các bệnh của nam giới, nữ giới có các bệnh của phụ nữ; nhưng có thể bạn không biết, có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ, nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới, mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Sau đây chúng ta hãy cùng xem xem, phái yếu dễ bị những bệnh nào hơn và làm sao để phòng tránh chúng.

1. Bệnh trầm cảm.

benh1
Tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. (Ảnh: 123RF)

Phụ nữ thường yếu mềm hơn nam giới, và cũng bất ổn hơn về cảm xúc nhất là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh với những biến động lớn. Họ dễ bị tiêu cực hơn và thường gặp nhiều vấn đề tâm lý hơn.

Làm thế nào để ngăn chặn?

Ngoài việc điều chỉnh tâm lý, thường ngày nên vận động nhiều, thiền định, nuôi dưỡng niềm đam mê cá nhân, kết bạn nhiều hơn, hoạt động nhóm tập thể, đều có thể hỗ trợ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ăn thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo như các loại đậu, rau xanh, sữa ít chất béo hoặc pho mát cũng sẽ cải thiện tâm trạng xấu.

2. Các loại bệnh về tim mạch

benh2
Triệu chứng phát bệnh tim mạch ở nữ giới không rõ ràng dễ nhận biết như ở nam giới( Ảnh: Shutterstock)

Thành mạch máu trong tim của nữ giới tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp, triệu chứng không rõ ràng dễ bị chẩn đoán nhầm, có thể bỏ lỡ đi thời cơ chẩn đoán và điều trị tốt.

Làm thế nào để ngăn chặn chúng?

Ngoài việc kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế ba cao (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), ăn uống hằng ngày nên ăn ít dầu, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, không hút thuốc, không uống rượu. Trước khi đi ngủ uống một chút nước, có thể phòng tránh bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hình thành thói quen thường xuyên tập thể dục, hoặc tập yoga, ngồi thiền, đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Loãng xương

benh3
Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như vừng đen..

Mật độ xương của nữ giới ít hơn so với nam giới, vì vậy nữ giới dễ bị mắc loãng xương hơn. Hơn nữa khi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, bởi có sự thay đổi về nội tiết tố, cũng dễ làm cho xương bị yếu đi.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn?

Vận động một cách điều độ thích hợp có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe. Hàng ngày, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi ví dụ như các loại đậu, phô mai, các loại cá nhỏ khô, hạt mè đen, cải xoăn, mù tạt, sữa .. Cũng nên thường xuyên ra ngoài sưởi nắng, bởi vitamin D là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi, cải thiện mật độ xương.

4. Viêm khớp gối

Nhiều thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể là thủ phạm tổn thương sức khỏe xương (Ảnh: Photos.com)

Do cấu tạo bẩm sinh gân, dây chằng và xương của nữ giới đều không khỏe bằng nam giới, thêm nữa, xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau, áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương.

Dây chằng trước có nguy cơ bị rách khi vận động sai tư thế, sau này nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn. Phụ nữ thường mang giầy cao gót thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ càng cao.

Làm thế nào để ngăn chặn?

Thực hành các bài tập vận động tăng sức khỏe xương khớp, ví dụ như thiền định, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc dùng máy tập thể dục. Hạn chế những động tác gây áp lực tới khớp, ví dụ như lên xuống cầu thang, leo núi, kiễng chân, ngồi xổm hoặc quỳ gối lâu, cố gắng hạn chế đi giầy cao gót.

5. Rối loạn tiêu hóa

benh5
Những người có thể chất yếu hoặc những người mắc một số loại bệnh nhẹ, nên thường xuyên uống nước lọc. (Ảnh: Fotolia)

Chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới, nữ giới mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn. Theo thống kê, nữ giới mắc các bệnh táo bón, khó tiêu và các bệnh về đường ruột cao gấp 2 -3 lần so với nam giới.

Làm thế nào để ngăn chặn?

Có thể giảm lượng ăn chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kĩ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa nghĩ hoặc làm việc khác. Hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt, ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, cay nóng. Uống nhiều nước, và nuôi dưỡng thói quen uống một ly nước sau khi thức dậy.

Cố gắng để tâm trạng thoải mái, căng thẳng hay áp lực đều sẽ làm tổn thương tới đường tiêu hóa, khi gặp chuyện áp lực hãy hít thở thật sâu. Tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điền đều có thể giúp tinh thần thoải mái.

Theo epochtimes
Kiên Định biên dịch 

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.