Thuốc giảm stress, thải độc và chống lão hóa

Đối với hầu hết người Mỹ, hương thơm của húng quế đồng nghĩa với những món ăn của Ý. Nhưng loại thảo mộc này có nhiều ý nghĩa hơn là món mỳ Ý đơn thuần.

Một số nói rằng cái tên húng quế (basil) có nguồn gốc từ từ “ basilic” – từ tiếng Hy Lạp có nghĩa có rồng hay thằn lằn. Một số khác nói nó xuất phát từ từ “basilieus,”, từ Hy Lạp có nghĩa là vua. Câu chuyện cái tên của cây húng quế trong văn hóa dân gian đều thừa nhận cả hai cách giải thích này.

Húng quế dường như đã luôn là một loài thảo mộc tượng trưng cho các lực lượng đối lập, như tình yêu và thù hận, vương giả và nghèo đói. Trong thời Trung cổ châu Âu, húng quế thực sự có ma thuật rất mạnh, người ta tin nó vừa là nguyên nhân nhưng cũng là lời giải của các bệnh do tà ác.

Trong các văn tự lâu đời nhất, húng quế được kết hợp với những thứ đáng sợ rùng rợn như rắn và chấy – nhưng đặc biệt là bọ cạp. Trong thời Trung Cổ, người ta đều tin rằng bọ cạp và sâu được gọi đến từ lá húng quế. Trong những năm 1500, các thầy thuốc chân chính đã cảnh báo rằng mùi húng quế nguyên chất có thể sẽ nuôi dưỡng “những con bọ cạp ở trong tâm trí”

Thật kỳ lạ là một loại cây với những sự gán gép xấu như vậy cũng lạ được tôn vinh là “vua của các loài thảo mộc,” nhưng trong rất nhiều nền văn hóa cổ đại lại đối xử với loài cây này cùng với sự tôn kính. Ở Ấn Độ, húng quế liên hệ tới hai vị thần cao nhất trong đền thờ của người Hindu, là Krishna và Vishnu.

Các tín đồ theo đạo Kyto hữu gọi húng quế với cái tên Wort của thánh St. Joseph, liên hệ tới người cha tại trần thế của Chúa Jesus. Trong dân gian của người Bulgari và người Catalan, hương húng quế được coi là đã thụ thai cho đức mẹ đồng trinh Mary.

Cây húng quế được vẽ bởi Leonhart Fuchs từ năm 1543 ( Ảnh trên mạng)
Cây húng quế được vẽ bởi Leonhart Fuchs từ năm 1543 ( Ảnh trên mạng)

Loại thuốc cổ truyền

Hôm nay, chúng ta thường nghĩ rằng húng quế là một loại thảo mộc dùng trong ẩm thực. Nhưng những bằng chứng lịch sử cho thấy nó đã được sử dụng để làm thuốc từ rất lâu trước khi nó được dùng để làm đồ ăn.

Trong văn hóa cổ đại người ta sử dụng húng quế để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, húng quế được dùng để loại bỏ yếu tốt nhiệt và các chất độc bị ngấm sâu trong cơ thể.

Về cơ bản, húng quế loại bỏ đi những trở ngại và khiến mọi thứ hoạt động trở lại. Nó có thể giúp bất kể cơ quan nội tạng nào khi bị ứ đọng và trì trệ. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của húng quế là trị các bệnh về phổi như hen suyễn, ho, viêm phế quản mãn tính và nó cũng giúp lưu thông kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình sinh nở, làm giảm ợ hơi và cải thiện lưu thông khí huyết.

Lá cây hương nhu (Ảnh: bdspn/iStock)
Lá cây hương nhu (Ảnh: bdspn/iStock)

Húng quế thánh (cây hương nhu)

Húng quế có nhiều màu sắc và mùi vị. Có hơn 50 loại húng quế khác nhau, nhưng sự tranh luận giữa các nhà thực vật khiến cho nó trở nên khó khăn để phân biệt chúng.

Tất cả các loại húng quế đều rất thơm, với mỗi loại đều có hương thơm độc đáo riêng của nó. Hầu hết người Mỹ biết tới loại húng quế ngọt của Ý, nhưng có rất nhiều loại hương vị khác ở châu Á thường được dùng làm gia vị. Gọi chung là húng quế Thái, những loại húng quế châu Á khác nhau đều có lá cứng hơn và nhọn hơn. Một số màu xanh, một số khác lại có màu tím.

Một trong số các loại húng quế Thái được rất nhiều người chú ý tới hiện nay được gọi là hương nhu hoặc Tulsi (tên của một nữ thần trong đạo Hindu được tôn vinh vì sự trung thủy của mình, và tiếng Phạn có nghĩa là “có một không hai”).

Như cái tên cho thấy, hương nhu được tôn vinh trong y học cổ truyền Ayurrvedic. Loại thảo mộc này được dùng để trị nhiều bệnh mà người châu Âu dùng húng quế ngọt để trị cùng với một số loại nữa.

Những chuyên gia thảo mộc ngày nay coi hương nhu là một adaptogen – một loại thảo mộc giúp cơ thể chống lại sự căng thẳng và lão hóa. Hương nhu nổi tiếng với khả năng trị những bệnh liên quan tới sức khỏe tuyến thượng thận, như ổn định chu kỳ ngủ, cải thiện chức năng sinh sản và hệ miễn dịch, hồi phục sinh lực cho người bị suy nhược thể trạng.

Giống như húng quế ngọt của châu Âu, hương nhu giúp giải phóng những năng lượng bị ứ đọng trong các hệ thống nội tạng – thậm chí cả não bộ. Nó được sử dụng theo cách truyền thống để thư giãn cũng như kích thích tinh thần. Nó làm giảm sự căng thẳng cũng như chứng mất ngủ, và rõ ràng nó giúp cải thiện khả năng tập trung suy nghĩ. Trường Đại học của Trung tâm Y tế Maryland khuyên dùng hương nhu điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau các crấn thương tâm lý (PTSD).

Một số chuyên gia thảo mộc dùng húng quế để điều trị các chứng do sử dụng cần sa quá liều như chứng ảo giác, sương mù não, và chứng phụ thuộc do thói quen. Ứng dụng này được thấy ở những khu vực có lịch sử lâu đời sử dụng cần sa (làm thuốc), như ở Ấn Độ và Trung Đông.

Theo chuyên gia thảo mộc Matthew Wood, húng quế cũng giúp cơ thể loại bỏ những dược chất do sử dụng quá liều.

Một số tin rằng hương nhu có thể là đối thủ cạnh tranh của cây cần sa khi có những dược chất không có kích động lên thần kinh. Những thành phần chất hóa học tương tự ở cả hai loại cây cho thấy rằng hương nhu cũng có thể điều trị nhiều loại bệnh giống như cần sa mà mọi người sử dụng, nhưng không cao bằng cần sa.

Cây húng quế ngọt của Ý (Ảnh: fotogal/iStock)
Cây húng quế ngọt của Ý (Ảnh: fotogal/iStock)

Tinh dầu húng quế

Theo truyền thống húng quế được sử dụng để điều trị các cơn đau, nghiên cứu chỉ ra rằng loài thảo mộc này cũng có tác dụng như nhiều thuốc tây hiện đại khác. Thành phần giúp húng quế có khả năng này chính là tinh dầu của nó, nó cũng có khả năng chống viêm. Loại enzyme COX có trong húng quế có tác dụng giống như thuốc aspirin và thuốc chống viêm. Đối với những người bị bệnh viêm khớp hoặc những chứng đau kinh niên khác, hãy dùng nhiều húng quế trong các bữa ăn.

Những bệnh khác do ăn phải những thực phẩm không phù hợp cũng có thể được cải thiện nếu thường xuyên ăn húng quế. Theo truyền thống húng quế được dùng để xua đuổi côn trùng và điều trị vết bọ cắn (đặc biệt là bọ cạp), nhưng loài thảo mộc này cũng có thể được sử dụng để đuổi những côn trùng nhỏ. Những thành phần trong tinh dầu húng quế được chứng minh là có tác dụng diệt rất nhiều loại vi khuẩn, kể cả các chủng đã kháng thuốc kháng sinh.

Một nghiên cứu được công bố năm 2004 trên tạp chí vi sinh thực phẩm thấy rằng việc tẩy rửa các đồ dùng bằng dung dịch của tinh dầu của cả cây húng quế tây hoặc cây húng quế có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây tiêu chảy và chứng co rút dạ dày.

Cách dùng

Kể từ khi nhiều bài thuốc từ dầu húng quế được phát hiện, thì việc giữ được tinh dầu là một việc quan trọng. Nhiệt dộ có thể làm tinh dầu bay hơi, do đó hãy chỉ thêm húng quế vào khâu nấu nướng cuối cùng và trước khi ăn.

Khi pha trà húng quế (đặc biệt tốt cho người bị đau đầu và đau mắt), hãy đậy nắp ấm để ngăn chặn việc tinh dầu bị bay hơi. Khi nước vừa sôi, hãy tắt bếp ngay trước khi bạn cho lá húng quế vào và ngay lập tức đậy nắp lại. Hãy ủ khoảng 20 phút trước khi bỏ bã.

Trong cả y học và ẩm thực, thì thảo mộc tươi bao giờ cũng tốt nhất, nhưng húng quế chỉ thích hợp mọc ở những nơi có nhiệt độ ấm áp, nên rất khó có húng quế tươi quanh năm. Trữ đông là một phương pháp bảo quản tốt. Húng quế thái nhỏ trộn với dầu ô liu và đổ vào trong các khay trữ đông để tiện sử dụng sau này.

Lá húng quế khô vẫn còn lại nhiều tinh dầu nếu nó được chế biến và bảo quản đúng cách. Nhưng bạn phải luôn nhớ rằng mùi thơm của húng quế tươi khiến loại thảo mộc này tuyệt vời như vậy. Nếu lá khô không còn mùi thơm, thì bạn có thể vứt nó di. Những thứ tốt đã mất rồi.

Bảo quản bằng rượu là một cách tốt nếu bạn muốn dùng húng quế bởi cồn bảo quản được tinh dầu. Viên nang cũng tốt, nhưng khi mở viên nang thì tinh dầu không giữ được lâu sau khi mở chai. Bạn cũng có thể mua trực tiếp dầu húng quế và pha loãng nó để dùng vào nhiều mục đích. Không uống trực tiếp tinh dầu trừ khi bạn được một chuyên gia về tinh dầu được đào tạo cẩn thận chỉ bảo.

Lợi ích của những bài thuốc từ húng quế là có tác dụng ngay, nhưng một số khác thì phải mất một thời gian mới thấy tác dụng, đặc biệt nếu bạn dùng để trị các cơn đau mãn tính, mất cân bằng tuyến thượng thận, hoặc các vấn đề về đường trong máu. Nó sẽ mất vài tuần thậm chí vài tháng bạn mới thấy kết quả với một liệu trình thường xuyên.

Liều dùng thông thường là từ 300 – 600 mg / ngày và được coi là an toàn. Hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia về thảo mộc để có kết quả tốt nhất.

Hai loại húng quế khác nhau được Basilius Besler phát hiện (Mạng xã hội)
Hai loại húng quế khác nhau được Basilius Besler phát hiện (Mạng xã hội)

Một số sự thật thú vị về cây húng quế

Thời Trung Cổ, húng quế được tin rằng có độc đơn giản chỉ bởi vì nó không thể mọc được cạnh cây cửu lý hương. Cây cửu lý hương được cho là “kẻ thù của chất độc”, và bất kỳ loại thảo mộc nào không mọc được cạnh nó đều bị nghi ngờ có độc.

Húng quế được cho là bạn đồng hành của cà chua. Chúng được trồng cùng nhau, và húng quế giúp cà chua tránh được các loại sâu hại thông thường. Một số người làm vườn khẳng định chắc chắn rằng cây húng quế được trồng gần cà chua cũng giúp cho vị cà chua ngon hơn.

Ở phía bắc Italia, người đàn ông nào nhận cây húng quế từ người phụ nữ được tin tưởng rằng họ sẽ crung thủy. Thời Hy Lạp cổ đại, một biểu tượng cho sự nghèo đói là một phụ nữ đang tìm kiếm một cây húng quế.

Húng quế đã được trồng ở khắp châu Á và châu Phi từ ít nhất là 5,000 năm trước. Alexander Đại đế được coi là người đã mang cây húng quế từ Hy Lạp về trồng từ 300 năm trước Công Nguyên.

Ở La Mã cổ đại, người ta tin rằng trước khi trồng cây húng quế mà càng nguyền rủa nó gay gắt thì các cây con sẽ mọc càng tốt.

Húng quế có rất nhiều hoạt chất có dược tính và chất dinh dưỡng. Nó ít calo và giàu beta caroten, vitamin A và C, và những chất chống ôxi hóa khác. Nó cũng được coi là một nguồn cung cấp các chất kẽm, sắt và protein.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy một số dược chất trong húng quế hứa hẹn có thể dùng để giúp điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư tuyết tiền liệt và ung thư vú. Các nghiên cứu khác cho thấy húng quế rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường, bệnh do cholesterol cao, nhiễm độc kim loại nặng, bệnh nhiễm bức xạ và đục thủy tinh thể.

Bởi Conan Milner, Đại Kỷ Nguyên Tiếng Anh

Thuần Thanh biên dịch

Xem thêm: