Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, tăng huyết áp, vô sinh…
Những bộ phận của cây hoa ngọc lan có tác dụng làm thuốc
– Nụ hoa: Chữa ho, viêm mũi, xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô cất đi dùng dần.
– Lá: Chữa viêm phế quản mãn tính ở người già. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy.
– Vỏ thân cây: Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.
Một số bài thuốc quý từ hoa ngọc lan
Trị ho
Nguyên liệu: 30 g hoa ngọc lan, 40 g mật ong.
Cách làm: Cho cả hai vào bát, hấp cách thủy khoảng 20-30 phút rồi mang ra ăn.
Long đờm
Nguyên liệu: 15 g hoa ngọc lan, 2 mảnh hải triết bì, 1 quả dưa hồng, 1 củ cà rốt, 5 củ tỏi, 15 ml dấm trắng, 5 ml dầu thơm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường.
Cách làm:
– Hoa ngọc lan rửa sạch, bóc cánh thái nhỏ.
– Hải triết bì ngâm, rửa sạch, khử mùi tanh.
– Dưa rửa sạch, bỏ cuống rồi thái nhỏ.
– Cà rốt cạo vỏ, thái nhỏ.
– Trộn các nguyên liệu trên, thêm gia vị, rồi để hoa ngọc lan đã thái nhỏ lên trên,
đổ nước đủ dùng, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho gà
Nguyên liệu: Ngọc lan hoa 8 bông, 10 g lá chanh, 3 g gừng.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống 5 ngày liền để thấy hiệu quả.
Chữa viêm phế quản
Nguyên liệu: 7 bông hoa ngọc lan, 5 hoa hồng bạch, 15 ml mật ong.
Cách làm: Tất cả cho vào bát hấp cách thủy, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 3-5 ngày.
Chữa viêm xoang
Lấy hoa ngọc lan lúc nụ, sấy giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2-3 lần.
Chữa vô sinh
10 g nụ hoa ngọc lan, sắc uống thay trà vào buổi sớm. Cứ 30 ngày một liệu trình, có thể giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt và vô sinh ở nữ giới.
Chữa đau bụng kinh, bạch đới, khí hư
20 g hoa ngọc lan, 30 g hạt ý dĩ, 30 g đậu ván trắng, 5 g hạt mã đề, sắc uống trong ngày.
Lan Phương