Rau đắt hơn thịt! Quả thật là đáng giá vì chúng không chỉ lạ miệng, ăn ngòn mà còn chứa hàm lượng dưỡng chất cao, đồng thời còn mang nhiều dược tính chữa bệnh.
1. Rau ngót rừng
Đây loại rau được bà con người dân tộc trên tỉnh Cao Bằng vào tận rừng hái, khác hoàn toàn với loại rau ngót rừng được người dân trồng.
Loại rau này tuy đắt nhưng vẫn rất hút khách, nhất là giới nhà giàu sành ăn. Nhiều người còn phải đặt trước 2-3 ngày, thậm chí cả tuần mới mua được loại rau này. Rau ngót rừng đắt mấy cũng được lòng khách là vì lạ miệng, chỉ có theo mùa, và ưu điểm lớn là hàng sạch.
Rau ngót rừng đã rất ngon, nhưng hoa của nó còn ngon gấp chục lần. Hoa rau ngót rừng chỉ nở trong vòng một tháng nên có giá rất cao, lại hiếm nhưng nhiều người vẫn săn mua bằng được. Thực tế, hiện nay ở các huyện phía tây Hà Nội có nhiều vùng bà con đã trồng được loại rau này và bán ra khá nhiều nên giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại rau ngót rừng “xịn” vẫn có giá cao hơn hẳn.
2. Rau đắng biển
Nhắc đến rau đắng biển, rau càng cua nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn quê quen thuộc dân dã.
Rau đắng biển và rau càng cua được xem là những món “đặc sản” của giới dân quê trước đây và là đặc sản của người dân thành thị hiện nay. Người ta thường bắt gặp những món ăn dân dã với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng ăn lẩu cá, rau đắng nấu cháo cá, rau đắng nấu canh cá, rau đắng xào…
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, và là “thần dược” để chữa nhiều loại bệnh.
3. Rau chùm ngây – moringa
Chùm ngây, hay còn gọi là cây ba đậu dại, trước kia mọc hoang ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc… Rau chùm ngây mọc hoang đang trở thành món ăn được nhiều người thành phố tìm mua.
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước khác, chùm ngây cũng rất nổi tiếng. Nó được gọi với tên là “cây độ sinh”, cây cứu đói…
Ngày nay, chùm ngây trở thành một món ăn phổ biến, được nhiều người ưa thích vì có nhiều lợi cho sức khỏe. Lá chùm ngây còn chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi. Chùm ngây giàu đạm tương dương với thịt, cũng chứa nhiều khoáng chất khác: Kali, Mg…
Chùm ngây hiện nay được trồng nhiều hơn, ngay cả nhiều người thành phố cũng mua loại cây này về tự trồng tại nhà. Giá chùm ngây có xu hướng giảm so với trước kia. Toàn bộ cây chùm ngây đều dùng được: lá làm rau sạnh, hạt dung để lọc nước hoặc chữa bệnh, thân và rễ dùng làm thuốc.
4. Rau sắng
Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch (mùa lễ hội chùa Hương).
Xưa kia chỉ là rau rừng, nay rau sắng đã trở thành một thương hiệu rau sạch nổi tiếng, gắn liền với danh thắng tâm linh chùa Hương, với thi nhân nổi tiếng Tản Đà, và đặc biệt là cái vị ngọt tự nhiên như mì chính (bột ngọt). Sở dĩ rau sắng ngon ngọt đặc biệt như vậy vì trong thành phần rất giàu chất đạm. Những người mới ốm dậy hay phụ nữ vừa qua cơn vượt cạn mất sức, nếu có bát canh rau sắng thơm ngon và mang lại nhiều chất bổ dưỡng thì thật là quý.
Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.
Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả… mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo những người sành ăn, chỉ khi nấu canh suông người ta mới cảm nhận hết những giá trị của rau sắng.
5. Rau càng cua
Rau càng cua là loại rau mọng nước có vị ngọt ngọt, the the và đặc biệt có chút nhẫn nhẫn, ăn một lần là nhớ. Theo Đông y, rau càng cua có vị chua, tính sinh miễn dịch, giải nhiệt, nhiều chất bổ.
Phân tích hiện đại cho thấy tau càng cua chứa nhiều vitamin C, carotenoid, là những chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cho cơ thể. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất có lợi cho người thừa cân, béo phì.
Một số nơi còn dùng rau càng cua như một vị thuốc giúp trị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm nhiệt… Cách chế biến hay gặp nhất với rau càng cua là các món nộm, chỉ cần rửa sạch rồi trộn cùng dầu giấm ăn kèm trứng luộc cũng đủ làm dậy lên vị ngon của loại rau này.
Theo Suckhoedoisong
Minh Thành
Xem thêm:
- Loại trái cây thần kỳ biến chua đắng thành ngọt ngào
- Lá trầu không: kìm hãm ung thư, sát khuẩn, diệt virus… tốt hơn cả kháng sinh mà vẫn an toàn
- Sự tái sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.