UNESCO vừa công nhận Non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu. Nơi đây có nhiều cảnh quan đá vôi đẹp như tháp, nón, thung lũng, hệ thống hồ – sông – hang ngầm liên thông, nổi tiếng là thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao…   

Ngày 12/4, tại kỳ họp lần thứ 204 tổ chức tại Paris (Pháp), Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được công nhận theo các tiêu chí: quy mô và khung cảnh, sự quản lý và tham gia của địa phương, phát triển kinh tế, giáo dục, bảo vệ và bảo tồn.

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 300km, nằm ở vùng Đông Bắc, với diện tích hơn 3.000km2. Trong công viên có 6 huyện, nơi sinh sống của của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc ít người.

Toàn khu vực có khoảng 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng. Trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt. Khi đặt chân đến Cao Bằng, du khách sẽ dừng chân tại các điểm nổi tiếng như: thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao, hang Pác Bó… Ngoài ra, khách du lịch còn được trải nghiệm văn hoá, ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây.

Thác Bản Giốc – “Viên ngọc” vùng biên viễn

Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
Bản Giốc là thác nước hùng vỹ và đẹp nhất nước ta, nằm ở xã Ðàm Thủy, (huyện Trùng Khánh). Thác có độ cao trên 30m tạo bởi nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi (Ảnh: Tourist)
Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
Thác Bản Giốc chia thành 2 nhánh. Nhánh lớn với độ cao thấp, chảy qua từng bậc đá vôi. Nhánh còn lại nhỏ hơn nhưng cao hơn, chảy hiền hòa, được ví như mái tóc của thiếu nữ (Ảnh: BaoLamDong).
Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
Đến với thác Bản Giốc, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc bè nổi du ngoạn trên sông Quây Sơn nhìn ngắm sông núi nước non “sơn thủy hữu tình” (Ảnh: Zing).

Hồ Thang Hen – Sơn cốc đẹp nguyên sơ

Hồ Thăng Hen thuộc huyện Trà Lĩnh, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong quần thể 36 hồ trên núi. Du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát lạnh của khu sinh thái hồ Thăng Hen. Hồ nằm giữa vùng núi đá ở độ cao 800-1000m so với mặt biển và trên 500m so với địa hình nhưng không bao giờ cạn nước, kể cả mùa khô.

Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
(Ảnh: Mytour)

Từ trên cao trông xuống, hồ Thang Hen có hình dạng tựa như đuôi con ong, vì thế được gọi là Thang Hen theo tiếng bản địa của đồng bào dân tộc Tày. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương mờ ảo, ven hồ có nhiều loài cây cổ thụ, lan rừng bung nở hay loài hoa dại rực rỡ khoe sắc…

Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
(Ảnh: mytour.vn)

Phong cảnh hồ Thang Hen đổi thay theo thời gian và không ngừng biến hóa. Không chỉ mỗi mùa sở hữu những vẻ đẹp riêng mà ngay cả trong ngày, du khách cũng sẽ được tận hưởng cảnh sắc ở hồ đẹp quyến rũ như “chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian”.

Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
(Ảnh: mytour.vn/location)

Động Ngườm Ngao – Kiệt tác của thiên nhiên

Du khách đến thăm Thác Bản Giốc sẽ ghé qua thăm quan Động Ngườm Ngao cách đó khoảng 3km – món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Động được khách du lịch xếp vào những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá, tạo nên những khung cảnh sinh động, kỳ thú

Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
(Ảnh: tourdulich)
Ngắm vẻ đẹp "non nước hữu tình" của Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu thứ 2
Tổng chiều dài của động khoảng 2.144m gồm có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn… Nhiệt độ trong động từ 18-25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp (Ảnh: HanoiTV).

Khoảng thời gian lý tưởng để đến Cao Bằng từ tháng 9 đến tháng 12, khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh. Đầu tháng 12, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng. Đến đây, du khách chớ quên thưởng thức món bánh cuốn canh, giò lợn hầm hạt dẻ, cơm lam…

Cao nguyên đá Đồng Văn, (Hà Giang) được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/2010. Sự kiện này nâng số lượng công viên địa chất toàn cầu ở Đông Nam Á lên 5: Langkawi – Malaysia (2007), Đồng Văn – Việt Nam (2010), Batur – Indonesia (2012), Gunung Sewa – Indonesia (2015) và mới nhất là Cao Bằng – Việt Nam. 3 mục tiêu chính của công viên địa chất toàn cầu là bảo tồn, giáo dục và thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua du lịch địa chất.

Mỹ Duyên