Renuka Aradhya, từng là người ăn xin, người bán ví đựng đồ, người giúp việc, người gác cổng cho những nhà giàu, là lái xe cho các công ty du lịch,…đủ các loại nghề. Tuy nhiên, ông hôm nay đã là chủ sở hữu – giám đốc điều hành một doanh nghiệp taxi nổi tiếng của Ấn Độ. Vậy thì, câu chuyện từ nghèo khó trở thành giàu có của ông diễn ra như thế nào?
Renuka Aradhya, người sở hữu và giám đốc điều hành công ty taxi tư nhân Pravasi làm dịch vụ cho thuê xe ở Bengaluru có doanh thu khoảng 40 triệu Rupi. Công ty taxi Pravasi của Renuka có đội xe 1000 chiếc và 40 chiếc xe đưa đón học sinh.
Với những người từng trải qua gian khó, Aradhya hiện giờ khá yên ổn, ông điều hành một đoàn xe hơn 1000 chiếc – trong đó 250 cái là của riêng ông và 40 chiếc xe đưa đón học sinh. “Chúng tôi hy vọng đạt được doanh thu 100 triệu rupi vào năm 2019 và khi đó chúng tôi sẽ lên phát hành cổ phiếu” Aradhya nói.
Tuổi thơ nghèo khó
Từng bỏ học từ lớp 10, giờ đây Aradhya là cái tên nổi danh trong ngành công nghiệp xe taxi, ông còn là giám đốc của 4 doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm các lĩnh vực vận tải, khách sạn và địa ốc.
Bố của Aradhya là mục sư của đền thờ Mutyalamma Devi, làng Gopasandra, Anekal taluk gần Bengaluru. Ông không có lương cố định và chỉ kiếm được khoảng 1-2 rupi/ngày từ tiền đóng góp cho Arati (một nghi lễ tôn giáo Hindu).
Gia đình ông trồng kê và lúa trên một mảnh đất nhỏ của đền thờ, nhưng thu hoạch không đủ sống, Aradhya còn có 2 anh chị. Ngoài việc làm trong đền thờ, cha của Aradhya thường đi ăn xin và Aradhya trẻ tuổi phải đi cùng cha để nhặt nhạnh kê hoặc gạo mà người ta bố thí. Sau đó, hai cha con sẽ đem đi bán ở chợ.
Aradhya từng học trong một trường công và các thầy cô giáo giúp ông đóng học phí, đổi lại ông sẽ dọn dẹp nhà cửa cho họ. Khi Aradhya học xong lớp 6, cha sẽ đưa ông đến nhà Kaverappa giúp việc. Aradhya lo chăm hai con bò và chăm sóc cụ Kaverappa 80 tuổi.
Ông làm ở đó khoảng 1 năm, và đi học ở trường làng: “Tôi cảm thấy trải nghiệm khi sống trong nhà của họ chính là một trường học thực sự, hơn tất cả những gì tôi học được từ những cuốn sách. Họ ăn những đồ ăn thừa đã khô cứng. Tôi không được ăn đủ và thường xuyên bị đói”, ông mỉm cười nói.
Khi cha của Aradhya nhận thấy hoàn cảnh khốn khổ của con trai, ông đưa Aradhya đến Mahanteera Mutt ở Chikpet và để ông ở đấy.
“Mutt cho chúng tôi ăn 2 bữa mỗi ngày, một bữa lúc 8h sáng và một bữa lúc 8h tối. Không có gì nữa. Một vài người trong chúng tôi thường đi đến vòng xoay SBM ở đường Kempagowsa và ăn những quả chuối chín nẫu mà những người bán hàng ở đó vứt đi,” ông kể.
Sau khi thi trượt kỳ thi vào lớp 10, ông trở về nhà: “Vì khi đó bố tôi đã mất, tôi phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc mẹ. Anh chị tôi đã lập gia đình và họ không thể giúp đỡ chúng tôi”, ông nói.
Aradhya không còn hứng thú học tập và quyết định đi làm. Hai mẹ con chuyển đến một ngôi nhà nhỏ ở Bengaluru, nơi Aradhya tìm được những việc làm vặt vãnh.
Những tháng ngày bươn chải
Ông từng làm công nhân tiện, công nhân của một nhà máy sản xuất chai nhựa sau đó là một nhà máy làm đá. Trong 3 năm, ông làm nghề quét dọn xưởng phim ở Adlabs. Sau đó, ông làm ở công ty thương mại Shyam Sunda, đóng gói và vận chuyển các túi xách va li đến các cửa hàng bằng chiếc xe đẩy tay.
Không bao lâu sau, ông bắt đầu kinh doanh bằng cách mua va li từ các nhà buôn, chất lên xe và đẩy đi khắp phố phường để bán. Ông bị lỗ 30.000 rupi vào việc này, mất khoản tiết kiệm mà ông kiếm được một cách khó khăn cùng ít tiền vay mượn.
Anh trai của ông Aradhya làm giám sát viên của một công ty an ninh, đã xin cho ông công việc bảo vệ ở Koramangala. Aradhya làm bảo vệ tại đó trong gần 3 năm với mức lương khoảng 600 rupi/tháng.
Năm 20 tuổi, ông cưới một người họ hàng tên là Pushpa, kém Arahya 1 tuổi.
Để kiếm thêm thu nhập, ông còn bẻ dừa thuê cho nhiều hộ ở trong rừng.
“Tôi lấy 15 rupi cho một lần trèo dừa để hái quả và tôi trèo khoảng 20 cây mỗi ngày. Vợ tôi làm việc ở một xí nghiệp may mặc với mức lương là 275 rupi. Khoản thu nhập thêm vào này rất có ích”, Aradhya nói.
Aradhya làm cha lúc 23 tuổi và đặt tên con theo tên vị Thần mà ông tôn kính, Raghavendra Swamy.
Aradhya thích lái xe, ông có vài người bạn là lái xe và họ kiếm được 2000 rupi một tháng. Vì thế ông đã học lái xe và kiếm được việc làm, nhưng không lâu.
“Công việc đầu tiên của tôi chỉ kéo dài có vài tiếng đồng hồ. Ngày đầu tiên tôi đâm xe vào cổng. Sợ bị phạt tôi chạy trốn và bỏ việc luôn”, ông nhớ lại.
Tôi mất tinh thần vì những sự cố này, tôi đi tới một đền thờ và đập đầu vào bậc thang nguyền rủa số phận của tôi và vì sao Chúa đã không tốt với tôi. Tôi quay lại làm bảo vệ”.
Aradhya bỏ tiền vào những doanh nghiệp đầu cơ mạo hiểm mới và đã làm giám đốc của 4 doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, không bao lâu sau ông có cơ hội làm việc cho Satish Shetty, người chủ công ty lữ hành Ganesh.
“Shetty truyền cho tôi sự tự tin. Ông khuyên tôi bỏ trốn nếu tôi đâm xe vào đâu đó”, Aradhya nói, ông đang kiếm được 5000 rupi một tháng, gồm cả khoản lương 600 rupi, làm lái xe cho những chuyến lữ hành xa cùng những khoản thưởng hậu hĩnh từ các khách hàng.
Vì Aradhya nhận được những lời nhận xét tốt đẹp của các khách hàng, ông được một công ty đối thủ mua chuộc để lái một chiếc xe chuyên chở khách và đồng thời điều khiển một xe tang.
“Các bạn và người thân nói rằng điều huyền bí sẽ xảy ra nếu tôi chở những xác chết. Tôi suy nghĩ rất thuần tuý và làm việc của mình một cách trung thực. Tôi cám ơn Chúa đã cho tôi một cơ hội dù là phục vụ người chết”, ông ngậm ngùi nói.
Aradhya làm cho công ty lữ hành Manjunatha trong 4 năm. “Ở đây tôi có cơ hội lái xe cho những vị khách du lịch nước ngoài. Có một lần một nhóm khách đến từ Pháp. Tôi biết đến họ từ hai tháng trước đó, vì thế tôi học tiếng Pháp cơ bản để giao tiếp được với họ”.
Aradhya sớm nhận ra rằng trong nghề lái xe, làm hành khách vui lòng là bảo đảm cho thành công, ông nói:
“Họ rất ấn tượng. Tôi nhận ra rằng nếu tôi có thể làm cho khách hàng của mình vui vẻ, tôi sẽ không thất bại trong bất kỳ công việc nào”.
Khởi nghiệp với số vốn 3,2 nghìn rupi
Năm 2000, Aradhya mua một chiếc xe. Vợ chồng ông rút hết tiền tiết kiệm để mua chiếc xe Tata Indica với giá 3,2 nghìn rupi và bắt đầu làm việc độc lập.
Aradhya học tiếng Anh để nói chuyện với du khách và đọc cả báo. Anh tham dự các buổi hội thảo về quản lý doanh nghiệp, về khai thác thị trường, duy trì khách hàng và làm chủ doanh nghiệp. Ông nói một cách thông thái:
“Tôi tin rằng thế giới là một trường đại học và con người là những quyển sách. Bạn nên học từ mỗi người mà bạn gặp.”
Năm 2006, ông mua thêm 5 chiếc xe và nhập vào công ty City Taxi. Trong năm ấy, một lái xe của ông Venkatesh Perrumal khuyên Aradhya mua công ty Indian City Taxi, bị tịch biên đang được bán đấu giá.
Aradhya mua công ty đó với giá 6 trăm 76 nghìn rupi bằng cách đi vay và bán tất cả số xe mà ông đang có. Công ty Indian City Taxi có 35 xe. Cháu ông quản lý phòng vận hàng, còn ông chỉ đạo các hoạt động.
Aradhya gọi công ty mới của ông là “Công ty taxi Pravasi”. Mọi việc không dễ dàng và ông phải gắng hết sức vì là chủ doanh nghiệp. Aradhya đã khởi đầu một kế hoạch để đảm bảo các lái xe của ông mua xe riêng.
Khách hàng đầu tiên của ông là Amazon India và ông đã ký kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển với họ. Ông điều 35 xe cho Amazon năm 2006-2007. Amazon mang đến cho ông công việc ở Channai khi họ bắt đầu thành lập văn phòng tại đó. Ông đưa 300 xe tới văn phòng ở Channai – tất cả đều là tiền đi vay.
Sau vài tháng, Aradhya mở rộng kinh doanh và có nhiều khách hàng khác như Walmart, Akamai và General Motors. Năm 2012, ông bổ sung thêm 7 xe khách chở học sinh vào đội xe của ông, lên tới 40 xe như hiện nay.
Khi Ola và Uber tiến vào thị trường, tư duy thực tế và tính toán cẩn thận của Aradhya đã cứu ông không bị ảnh hưởng xấu bởi tác động tới thị trường của hai ông lớn ngành taxi.
“Tôi đã chứng kiến nhiều hãng taxi nhỏ đóng cửa khi Ola và Uber chiếm lĩnh đường phố. Nếu công ty của tôi bé, chỉ có 100 hay 200 xe, tôi sẽ bị trọng thương,” ông nói.
Vì công ty Pravasi của Aradhya có khoảng 700 xe ông đã tránh được tác động vì ông vừa mất 200 cho họ. Nhằm đứng vững và bảo vệ doanh nghiệp, ông nhận ra phương pháp tốt nhất là thi hành chế độ người lái xe cùng sở hữu.
Với kế hoạch này, bằng cách trả trước 50.000 rupi, một lái xe sẽ có một chiếc xe mới. “Chiếc xe sẽ trở thành xe của người lái xe sau 36 tháng. Tới khi đó anh ta có thể giữ tất cả những gì anh ta kiếm được, chúng tôi chỉ khấu trừ tiền trả góp xe hàng tháng. Hiện nay chúng tôi có hơn 300 xe thuộc này, và tôi gánh gánh nặng về tất cả những thứ này trong đầu tôi,” ông nói thêm.
Tín ngưỡng song hành cùng công việc
Aradhya là một người có tín ngưỡng.“Một người nên chia sẻ những gì anh ta có và cho gia đình và những người làm có quyền làm việc,” ông nói và tiếp tục bổ sung, “nếu không có sự ủng hộ của vợ tôi, tôi sẽ không thể là tôi ngày hôm nay”.
Con trai của Aradhya đã lấy vợ khi 19 tuổi và hiện là Giám đốc của Pravasi Cabs. Con dâu của ông chỉ mới 18 tuổi. Sau khi cưới, cặp vợ chồng trẻ hoàn thành khoá học về thương mại.
“Con dâu tôi cũng trưởng thành từ một gia đình nghèo khổ. Con bé đồng ý lấy con trai tôi sau khi tôi đảm bảo với nó rằng tôi sẽ để cháu hoàn thành chương trình học tập…
Tôi thường đích thân đưa đón cháu vì cháu và con trai tôi học khác trường nhau. Chúng đã cưới được 7 năm rồi và tôi đã làm ông, cháu trai của tôi năm nay một tuổi rưỡi,” ông tiết lộ.
Con dâu ông đang chuẩn bị tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Cô sẽ làm thư ký cho Aradhya.
“Khi tôi chỉ là một người lái xe, tôi thường nghĩ rằng một ngày nào đó thay vì trình phiếu một chuyến xe tôi sẽ là người nhận nó,” ông nói.
Câu chuyện cuộc đời của Aradhya là một minh chứng cho sự thành công vượt mọi quan niệm, người ta không phải có một cái gì đó, sở hữu một điều cao siêu nào đó rồi mới có thể đắc được thành công. Thành công chính là người ta cần can đảm, cần sự chăm chỉ, biết học hỏi và có một tín ngưỡng sâu sắc. Trên con đường tìm kiếm đường đi, người ta luôn cố gắng không ngừng nghỉ vì những mục tiêu lớn hơn và dám làm vì những gì mình đã quyết định. Đặt tâm vào những giá trị lâu bền và hết mình vì những ước mong đó.
Nguồn ảnh: YourStory
Xuân Dung