Ở một nơi nào đó thuộc vùng ngoại ô lởm chởm dốc đứng của Kathmandu, Nepal, một tấm thảm vừa mới được dệt xong và bây giờ nó đang bị ‘tra tấn’ bằng những cái đập mạnh.

Khoảng đầu thế kỷ 18, Perceval Landon, nhà báo – nhà văn nổi tiếng của Anh trên đường đến Lhasa, trong lúc ghé thăm Gyantse và khi lần đầu tiên được ngắm những tấm thảm dệt với những sắc màu họa tiết khác nhau, ông ghi chép lại: “Một khoảnh sân đầy đủ các khung dệt với cả công nhân nam và nữ” đang sản xuất ra những tấm thảm mà Landon miêu tả chúng như những điều tuyệt vời nhất”.

Thảm Tây Tạng là loại thảm bền nhất thế giới.

Thảm Tây Tạng là loại thảm bền nhất thế giới. Trong suốt hành trình lịch sử kéo dài đằng đẵng, có điều gì đặc biệt ẩn dấu bên trong chiếc thảm dệt “nơi nóc nhà thế giới” này, khiến chúng không chỉ là niềm tự hào của người Tây Tạng mà còn trở thành món đồ yêu chuộng của rất nhiều người dân trên thế giới? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về sự ra đời của những bức vẽ hoa tiết bằng len đẹp và bền nhất thế giới này!

-***-

Tại một vùng ngoại ô của Nepal, những người phụ nữ đang đốt dầu xơ thừa trên miếng thảm vừa dệt xong bằng một chiếc đèn hàn cho cháy sém; không khí sặc mùi hăng hắc giống như tóc cháy. Cuối ngày, những tấm thảm này sẽ được những người đàn ông đưa đi ấn xuống thùng nước lớn, cào nó bằng chiếc lược răng sắt và đập chúng bằng chiếc dầm gỗ mạnh đến mức khiến người không biết có thể nghĩ rằng họ đang cố hủy hoại nó.

Tuy nhiên, hoàn thành một tấm thảm là cả một nghệ thuật, để rồi bên kia những sườn đồi bậc thang, thành quả lao động miệt mài trở thành món trang trí diễm lệ: Một ô kính vạn hoa lung linh sắc len và lụa đang được phơi khô trên những ván bê tông và tấm thiếc.

Công nhân sử dụng những mái chèo bằng gỗ để cọ và giặt những tấm thảm đã làm xong, một khâu nặng nhọc để có thể làm bật lên màu nước bóng tự nhiên của mỡ cừu trong sợi len.

Hành trình sáng tạo nên những tấm thảm bền nhất thế giới

Năm 1999, Sharp và vợ mình là Suzanne, đã cùng nhau cách tân nền công nghiệp sản xuất thảm, khi anh bắt đầu quyết định cộng tác với những tên tuổi lớn trong ngành nội thất và thế giới thời trang.

Các mẫu thiết kế trong xưởng công ty của ông vẫn liên tục đổi mới theo những phong cách thiết kế đặc trưng của Vivienne Westwood, Thom Brown và gần đây là Lorenzo Castillo. Tuy nhiên, yếu tố quyết định thành công thật sự, sự bứt phá vượt trội của những tấm thảm dệt Tây Tạng này không dựa vào việc quảng bá mà chính là nhờ kỹ năng dệt thảm truyền thống tinh tế của người Tạng – một công thức tỉ mỉ pha sợi màu.

Len Tây Tạng thô được cân trước khi nhuộm màu.
Tại xưởng nhuộm, từng sự chuyển gam màu của sợi len được điều chỉnh theo những công thức đặc biệt.
Các công nhân Tây Tạng thu về những bó len được phơi sau khi nhuộm.

Vùng thung lũng Kathmandu của Nepal được xem là mảnh đất thủ công của người Tạng. Năm 1959, sau cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc vào Tây Tạng, rất nhiều người Tây Tạng đã lựa chọn Nepal là ngôi nhà thứ hai của mình.

Phương pháp dệt thảm của người Tây Tạng là một trong những phương pháp dệt thảm cổ xưa bền chắc nhất thế giới với những thiết kế và họa tiết sinh động, đẹp mắt đến bất ngờ.

“Một tấm thảm thật sự bền chắc”, Sharp nói. “Có những tấm thảm từ thế kỷ 16. Sợi len của chúng tôi là len từ cao nguyên Tây Tạng. Ở độ cao đó, súc vật có thể tiết ra nhiều sáp len lanolin”, một chất bảo quản tự nhiên. Len được xử lý một cách cẩn thận để giữ lại lanolin, chất này có tác dụng như một lớp sáp không cho nước ngấm qua và giữ cho tấm thảm luôn sáng bóng.

Công nhân dệt thảm làm việc theo từng nhóm 3 người để phối hợp trên cùng máy dệt có mặt thẳng đứng, họ thường là những người bạn thân hay là người trong cùng một gia đình.
Người họa sỹ đang dùng màu nước vẽ hình minh họa làm chỉ dẫn cho các thợ dệt.

Đó là một hình ảnh nằm ngoài thế giới thật sự này khi một chú báo của Diane von Furstenberg đang quanh quẩn gần những dải cầu vồng của Paul Smith. Những bông hoa theo phong cách nghệ thuật dân gian hiện đại của Consuelo Castiglioni bừng nở gần những hình học của Kelly Wearstler.

Đây cũng được xem là một trong những tiêu chí cho những sáng tạo thiết kế thảm của công ty thảm này: Những họa tiết mới mẻ dựa trên giá trị truyền thống.

Christopher Sharp nói:

Hãy bắt đầu từ những mẫu thiết kế đẹp nhất kết hợp với kỹ thuật thủ công tuyệt mỹ, bạn sẽ là người thành công.

Nhanh, mạnh và dứt khoát là những yêu cầu cơ bản đối với bàn tay của người thợ để làm nên những tấm thảm dệt Tây Tạng bền nhất thế giới.

Một người thợ đang thắt nút.

Mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất của xưởng dệt đều do các tu sĩ Phật giáo làm thủ công. Ngay từ công đoạn giặt lông cừu mới xén bên những hồ nước xanh ngắt trên dãy Himalaya đến quay tơ, kéo kén, nhuộm và dệt.

Để có một tấm thảm đẹp từ một sợi len sẽ phải trải qua cuộc hành trình công phu 16 tuần. Dù các thiết kế của công ty được ghi nhận là đẹp lôi cuốn, nhưng mỗi sản phẩm được đặt cho mỗi khách hàng cũng đều có một câu chuyện riêng và bản sắc riêng biệt.

Sharp nhớ lại câu chuyện có một vị khách hàng đã yêu cầu đặt một tấm thảm có màu xanh phải giống sắc xanh sẫm màu của người bán hàng nghiêm nghị trong một cửa hàng tại London. Ánh nhìn ao ước của vị khách hành đã trở thành niềm cảm hứng cho hàng ngàn nút thắt len trên tấm thảm rực rỡ, hiện đang được trưng bày tại Holland Park, nơi nó sẽ tiếp tục lấp làng hàng thế kỷ về sau.

Những con chim phương Đông, một thiết kế của Paul Smith đang được phơi khô sau lần giặt và hoàn thiện cuối cùng.

Nguồn ảnh dẫn qua Veranda.

Xuân Dung