Để nâng cao khả năng đọc hiểu, trau dồi vốn từ cũng như cách viết câu tiếng Anh đúng ngữ pháp, gần gũi và tự nhiên hơn với lối hành văn của người bản xứ, đọc báo song ngữ là một gợi ý cho người học. Với phương pháp này, bạn không những cải thiện trình độ ngoại ngữ của mình mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, hữu ích của thế giới.

Chuyên mục Học tiếng Anh sẽ sưu tầm và tổng hợp các bài báo, trích đoạn từ các nguồn uy tín như The Epoch Times, NTD, BBC, … với chủ đề đa dạng. Đặc biệt, chuyên mục sẽ đi vào phân tích từ mới, cấu trúc ngữ pháp bên cạnh việc phiên dịch để giúp độc giả hiểu hơn về cách dùng từ, viết câu.

A JEWISH LESSON IN RAISING RESPONSIBLE CHILDREN

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI DO THÁI

(…)

Studies show that a lack of freedom in one’s childhood causes serious problems later in life. Overprotected kids grow into more vulnerable adults who are more likely to be medicated for anxiety and/or depression; may be deficient in life skills, such as decision making and weighting of alternatives; and are hampered in their ability to achieve their own goals compared to those who are allowed to take their own risks.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em ngay từ khi còn bé mà thiếu tự chủ sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống sau này. Trẻ em được bao bọc quá mức sẽ trở thành những người dễ bị thương tổn, trầm cảm, thiếu kỹ năng sống, ví dụ trong việc đưa ra quyết định và các lựa chọn khác nhau, cản trở khả năng đạt được mục tiêu của chúng so với những đứa trẻ được cho phép quyền tự chủ.

Children in Israel enjoy great freedom and independence. They routinely walk or bike to school alone and younger children are often seen at the local grocery store, running errands, or hanging out at the park without adult supervision.

Trẻ em ở Israel rất tự lập. Hàng ngày chúng đều đi bộ và đạp xe tới trường, nhiều em tuổi còn nhỏ vào các cửa hàng tạp hóa gần nhà để mua sắm, làm việc lặt vặt, ra công viên chơi mà không cần người lớn phải đi kèm.

Từ nhỏ, trẻ em Do Thái được bố mẹ hướng dẫn làm việc nhà (Ảnh: Kyna.vn)

Some of the reasons Israeli kids appear to have greater freedom than in other Western countries are structural: neighborhoods — at least the older ones — were built to be pedestrian-friendly places with schools, parks, and groceries within walking distance from home. But part of the difference is also institutional — a matter of deeply-rooted cultural norms. Jewish tradition has always valued children, and this has remained true even in Israel’s increasingly individualistic society. The First Commandment in the Torah, “Go forth and multiply” was interpreted in the Talmud as meaning that a man is required to marry and to sire at least two children; some say, at least two of each gender.

Một vài lý do khiến trẻ em Israel tự chủ hơn so với các nước phương Tây là bởi lối kiến trúc hạ tầng của khu dân cư, tiêu biểu là những khu dân cư lâu năm được xây dựng ở nơi rất thuận tiện cho trẻ em đi bộ từ nhà tới trường học, công viên và các cửa hàng tạp hóa. Một phần chủ yếu rất khác biệt, chính là cội nguồn văn hóa truyền thống. Người Do Thái rất coi trọng việc nuôi dạy con cái từ lâu đời và các phương pháp vẫn được bảo tồn ngay cả khi xã hội đang trong trào lưu theo đuổi chủ nghĩa cá nhân. Điều răn dạy đầu tiên trong kinh Torah là: Hãy đi và nhân rộng giống nòi, được giải thích trong Talmud là mỗi người đàn ông cần phải kết hôn và có ít nhất 2 đứa con; có cả những người cho rằng mỗi giới tính cần ít nhất 2 đứa con.

But beyond this, Jewish tradition requires that children be educated to independence. The rabbis of the Talmud instructed every father to teach his son a trade, but some said he also must teach his son how to swim. It’s clear that the job of the parent is to teach the child to be independent — but why swimming? I think the reason is that swimming involves being out of one’s element. The job of the parent is to give the child the necessary skills to survive in a foreign, and potentially hazardous, to teach the child coping skills.

Ngoài đó ra, tổ tiên người Do Thái yêu cầu trẻ em phải được giáo dục để sống độc lập. Các giáo sĩ Do Thái hướng dẫn các ông bố dạy con trai của mình việc mua bán, nhưng nhiều người cho rằng nhất định phải dạy đứa trẻ tập bơi. Rõ ràng trách nhiệm của bố mẹ là nuôi dạy con cái trở nên độc lập, nhưng tại sao lại là bơi? Tôi nghĩ lý do là khi bơi, con người tách ra khỏi môi trường sống quen thuộc. Bố mẹ trang bị cho con cái những kỹ năng cần thiết để sống sót trong một môi trường tiềm ẩn rủi ro, từ đó đứa trẻ học được kỹ năng ứng phó.

Some of these skills are learned though being responsible for others, a responsibility that is incurred very early in a Jewish child’s life. It isn’t at all unusual for Israeli children under the age of ten to be responsible for caring for their younger brothers and sisters, including changing diapers and feeding them. But even those who don’t have the (mixed) blessing of younger siblings acquire certain responsibilities at the age of bar and bat mitzvah. (…)

Một trong số những kỹ năng trẻ em Do Thái cần phải học nữa là có trách nhiệm với người khác, một điều dường như quá sớm đối với một đứa trẻ. Một đứa trẻ Do Thái dưới 10 tuổi phải chịu trách nhiệm trông những đứa em nhỏ hơn, bao gồm cả việc thay tã và cho ăn là điều hết sức bình thường. Nhưng ngay cả khi đối với những đứa trẻ không có em thì cũng được yêu cầu phải tự chịu một số trách nhiệm nhất định ở tuổi 12,13. (…)

Additional responsibility comes from the requirement to honor one’s parents. The Talmud (Kiddushin 29-32) sets out the duties of a child toward his or her parents, including providing for them physically, running errands for them, and even extends to not sitting in one’s father’s chair or correcting one’s mother in public. In Jewish tradition, the parents are the ones to be coddled, not the children. It may be that this is a form of balancing: Talmud or no Talmud, parents are going to coddle their children to some extent; so by imposing a reciprocal responsibility on the child, the Torah ensures that it’s not a one-way street.

Thêm vào đó trách nhiệm đến từ yêu cầu phải tôn kính cha mẹ. Kinh Talmud quy định trách nhiệm của một đứa trẻ đối với cha mẹ, bao gồm việc đỡ đần tay chân, làm việc nhỏ, và thậm chí là không ngồi vào ghế của cha hoặc chỉ ra cái sai của mẹ ở nơi công cộng. Trong truyền thống Do Thái, cha mẹ là những người được nâng niu, chứ không phải những đứa trẻ. Có thể đây là cách để lấy cân bằng: Dù là kinh Talmud hay không, cha mẹ sẽ yêu chiều con cái ở một mức độ nào đó, nên bằng cách áp đặt một trách nhiệm đối ứng lên đứa trẻ, kinh Torah đảm bảo rằng nó không phải là con đường một chiều.

Jewish culture is based on obligations rather than rights. Children regularly take part in communal responsibilities — visiting the sick, attending funerals, comforting mourners, and dancing at weddings — all of which indirectly underscore the fact that life has its ups and downs, and that we are all responsible for one another. These are things that can’t be taught; they must be experienced.

Văn hóa Do Thái dựa trên nghĩa vụ chứ không phải là quyền lợi. Trẻ em thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng – thăm người bệnh, tham dự đám tang, an ủi người thân của người đã khuất và khiêu vũ trong đám cưới – tất cả đều gián tiếp nhấn mạnh thực tế rằng cuộc sống có những lúc thăng trầm, và rằng chúng ta đều có trách nhiệm với nhau. Đây là những điều không thể dạy mà phải trải nghiệm.

Trẻ em Do Thái thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng (Ảnh: aFamily)

And so, rather than trying to cushion our children from the vicissitudes of life, we expose them to both the good and the bad, all the while giving them the skills to cope with what life throws at them. They also learn one of the most important skills of all — the ability to trust others to lend a helping hand at need.

Và như thế, thay vì cố gắng để làm giảm đi những thăng trầm của cuộc sống với con cái, chúng ta chỉ ra cả cái tốt và cái xấu, tất cả là để trang bị cho chúng kỹ năng đối phó với những gì cuộc đời ‘ném’ cho chúng. Họ cũng học một điều quan trong nhất trong tất cả các kỹ năng – khả năng tin tưởng người khác và sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ người khác khi cần.

The bottom line is that a healthy society is one in which children are provided with a high degree of freedom, responsibility and trust. To give them that, we need to create communities that are safe for children to roam, workplaces must give employees ample leave to provide the necessary care to their families, and education must be made a high priority.

Suy cho cùng, một xã hội sẽ lành mạnh khi trẻ em được trao quyền tự do, trách nhiệm và sự tin tưởng. Để làm được điều ấy, chúng ta cần tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em khám phá, công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian để chăm sóc gia đình, và giáo dục phải được ưu tiên.

Từ vựng:

Overprotected (adj) – /ˌoʊ.vɚ.prəˈtek.tɪd/: được bao bọc quá mức

Pedestrian-friendly – /pəˈdes.tri.ən.ˈfrend.li/: thân thiện, thuận tiện với người đi bộ

Individualistic (adj) – /ˌɪn.dəˈvɪdʒ.u.ə.lɪstic/: tính cá nhân

Independent (adj) – /ˌɪn.dɪˈpen.dənt/: độc lập

Coddled (adj) – /ˈkɑː.dəlt/: yêu chiều, chiều chuộng

To be reponsible for (sb/sth) – chịu trách nhiệm về ai, cái gì

Obligation (n) – /ˌɑː.bləˈɡeɪ.ʃən/: bổn phận, nghĩa vụ

Underscore (v) – /ˌʌn.dɚˈskɔːr/: nhấn mạnh, tạo nếp

Vicissitudes (n) – /vɪˈsɪs.ə.tuːdz/: sự thăng trầm

Theo haaretz.com

Thiên Cầm biên dịch