Chế độ ăn chay đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều người, gồm cả những người nổi tiếng đã thu được lợi ích to lớn từ việc hoàn toàn chuyển sang dùng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Đối với nước Mỹ, một quốc gia đi đầu về ngành công nghiệp thực phẩm, thì việc tất cả người dân nước Mỹ sẽ dẫn đến biến chuyển như thế nào?

Nếu cả nước Mỹ ăn chay?

Một nghiên cứu đã chỉ ra kết quả đáng kinh ngạc rằng nếu cả nước Mỹ chuyển hoàn toàn sang chế độ thuần chay thì sẽ có đủ thực phẩm nuôi thêm 350 triệu người dân nữa.

Việc chuyển đổi sang chế độ ăn chay sẽ có những tác động lớn đến sức khoẻ, lượng lương thực bị lãng phí và phát thải khí nhà kính.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, trong số 327 triệu người sống ở Mỹ, hơn 41 triệu người sẽ phải chịu đói tại một thời điểm nào đó trong năm.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, việc chuyển đổi sang lối sống thuần chay sẽ cho phép quốc gia này có khả năng cung cấp đủ thực phẩm cho 327 triệu người Mỹ và thêm khoảng 350 triệu người nữa. Vì thế, việc biến Hoa Kỳ thành một quốc gia ăn chay sẽ làm cho hàng triệu người Mỹ không phải chịu đói mỗi năm?

(Ảnh: istock)

Báo cáo mới này phân tích tiềm năng về đất nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đang được dùng để chăn nuôi gia súc, lợn và gà. Kết quả của báo cáo cho biết nếu diện tích đất nông nghiệp của Mỹ được sử dụng để trồng thực vật thay vì động vật thì đất đai và nông dân Hoa Kỳ có thể nuôi gấp đôi số người so với hiện nay.

Các nghiên cứu cho biết:

“Nếu đồng thời thay thế tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trong chế độ ăn uống của người Mỹ bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, sẽ bổ sung đủ thức ăn để nuôi thêm 350 triệu người khác, cao hơn rất nhiều so với những lợi ích mong đợi của việc loại bỏ lãng phí trong tất cả chuỗi cung ứng thực phẩm”.

Để xác định liệu việc dùng thực phẩm thực vật có mang lại lợi ích cho quốc gia hay không? Ron Milo, nhà nghiên cứu Sinh học hệ thống và Khả năng bền vững tại Viện Khoa học Weizmann tại Israel đã bắt tay vào nghiên cứu. Nhóm của ông đã tiến hành nghiên cứu thói quen ăn uống và sản xuất nông nghiệp của người Mỹ từ năm 2000 đến năm 2010, để xác định phương pháp thay thế thành công các protein trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bằng thực phẩm thực vật có tính “tương đương về mặt dinh dưỡng”.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng đi tìm những loại thực phẩm thay thế có thể cung cấp lượng calo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất tương đương mà không làm tăng chất béo hoặc cholesterol, để chứng minh rằng nghiên cứu này phản ánh đúng thực tế của việc chuyển đổi hoàn toàn sang lối sống thuần chay và vẫn duy trì được mức độ sức khoẻ tương đương với chế độ ăn kiêng thông thường.

Milo và nhóm của ông cuối cùng đã thành công, họ đã phát hiện rằng nếu thay thế thịt, sữa và trứng bằng một “sự kết hợp tương đương về dinh dưỡng của khoai tây, đậu phộng, đậu nành và các thực vật khác, tổng lượng thức ăn có thể tiêu thụ sẽ tăng 120%”.

(Ảnh: Depostie)

Tuy nhiên, sẽ có một số nhược điểm như nếu quốc gia này chuyển sang lối sống dùng thực phẩm từ thực vật, thì “nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng mà chúng ta có được từ các sản phẩm động vật sẽ giảm, bao gồm canxi, vitamin A và D, B12, axit arachidonic, axit eicosapentaenoic, thành phần chính của Omega 3 và chất DHA (hay còn gọi là axit béo docosahexaenoic)”.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thay đổi này không chỉ có thể giúp nuôi sống cho thêm hàng triệu người Mỹ nữa, nó cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thực phẩm bị lãng phí, hiện nay đang vào khoảng 30-40% sản lượng lương thực được sản xuất và “được công nhận rộng rãi là mang tính phá hoại an ninh lương thực và tính bền vững môi trường. “Một nước Mỹ thuần chay cũng sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính vì số gia súc sẽ có thể bị giảm đáng kể và cải thiện sức khoẻ cho nhiều người Mỹ. 

(Ảnh: istock)

Nghe có vẻ khá thuyết phục với kết quả nghiên cứu ứng dụng trong phạm vi nhỏ, nhưng hãy thử tưởng tượng về viễn cảnh quy mô này được nhân rộng trên phạm vi lớn thì hệ sinh thái của chúng ta sẽ như thế nào?

Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái. Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Hệ sinh thái vốn được cân bằng bằng việc ổn định các mắt xích trong chuỗi thức ăn, việc mất đi bất kỳ một mắt xích nào đều ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định môi trường sống của các loài. Thực tiễn khoa học này phù hợp với lý thuyết rằng mọi vật sinh ra trên đời đều không phải ngẫu nhiên. Thiên nhiên sinh ra có người nam có người nữ, có thực vật và có động vật, có cây thì có hoa,… mỗi sinh mệnh đều đóng một vai trò quan trọng trong thế giới này. Cũng như động vật, ngoài việc ổn định môi trường thiên nhiên, động vật còn là một nguồn thức ăn quan trọng trong đời sống con người, điều này là khẳng định. 

Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

Quỳnh Như