Ở Hàn Quốc, vấn đề có con trước hôn nhân bị xem là điều cấm kỵ, còn những đứa trẻ mới sinh ra đã không lành lặn bị coi là một điều tai ương. Vì vậy, mỗi năm ở Seoul có hàng trăm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngoài phố. Những đứa trẻ này hầu hết bị tàn tật, rối loạn thần kinh hoặc là con ngoài giá thú. Vì không có người chăm sóc, chúng đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc bị đưa vào các trại trẻ mồ côi.
Lo lắng cho số phận của những thiên thần nhỏ không may mắn này, cụ ông Lee Jong-rak – một mục sư, đã đón các em về chăm sóc theo cách riêng của mình.
Ông đã tự chế một chiếc hộp nhỏ và gắn nó ở cạnh nhà mình. Ông gọi đó là “baby box”. Bên trong chiếc hộp có thiết bị sưởi ấm và chăn để các bé không bị lạnh. Khi một đứa trẻ được đặt vào hộp, một hồi chuông sẽ lập tức kêu lên báo hiệu cho ông biết.
Ông Lee Jong-rak đang chăm sóc một em bé bị bỏ lại trong chiếc hộp “baby box”.
Việc làm này xuất phát từ ý tưởng ông muốn thực hiện để giúp đỡ những người không có khả năng nuôi con. Thậm chí ông biết một phụ nữ, cô ấy từng tuyệt vọng đến mức đã chuẩn bị thuốc độc để tự tử và mang theo cả đứa con của mình. Jong-rak đã cố gắng thuyết phục bà mẹ trẻ đừng làm như vậy, và ông càng nhận thấy ý tưởng về chiếc hộp là đúng đắn. Tuy nhiên, ông cũng lo rằng sẽ chẳng ai để ý đến ý tưởng này, những ông đã lầm.
Cả ngày lẫn đêm, chiếc hộp “chào đón” rất nhiều em bé. Vị mục sư đã nhận nuôi 10 đứa trẻ trong số đó, nhưng luật pháp Hàn Quốc không cho phép ông nhận nuôi nhiều hơn nữa. Vì vậy vợ ông và một nhóm nhỏ các tình nguyện viên đã chăm sóc những đứa trẻ còn lại. Họ chăm sóc chúng chu đáo như con cái của họ. Như vậy, những đứa trẻ này không bị chết đói hoặc bị đưa vào trại trẻ mồ côi, một môi trường nuôi dạy tương đối công nghiệp.
Ông ấy đã nhận nuôi những đứa trẻ bị chính cha mẹ chúng bỏ rơi. Không chỉ có vậy, theo những người bạn của mục sư Lee, ông thậm chí còn “yêu thương chúng hơn bất cứ ai”.
Đọc xong câu chuyện này, bạn có thấy rằng trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều kỳ diệu không?
Theo Hefty
Mai Hạ
Xem thêm: