Nhật Bản, một quốc gia truyền thống giữa dòng chảy hiện đại, nơi những giá trị đạo đức được lưu tồn, nơi sự tôn trọng và khiêm nhường hòa quyện vào tính cách con người và trở thành bản sắc không đâu có thể bị nhầm lẫn. 

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện toàn cầu hóa quá nhanh, nền kinh tế và chính sách đối ngoại thay đổi và một phần do Thế vận hội Tokyo 2020, chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu và suy tính việc cải thiện chính sách giáo dục nhằm tạo ra một hệ thống uyển chuyển, nơi ươm mầm những nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai: thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết công việc quốc tế và đầu óc suy nghĩ nhanh nhẹn.

Nhằm đáp ứng những thách thức này, chính phủ Nhật Bản trong những năm gần đây đã kêu gọi cải tổ hệ thống giáo dục bao gồm việc đưa tiếng Anh vào học bắt buộc từ lớp 5 và mục tiêu đưa ít nhất 120.000 sinh viên Nhật ra nước ngoài vào năm 2020, tăng gấp đôi số lượng sinh viên Quốc tế tại Nhật tới 300.000 cũng vào năm 2020 và đảm bảo tối thiểu 10 trường đại học của Nhật sẽ lọt top 10 trường tốt nhất thế giới trong vòng 10 năm tới.

Tất cả những mục tiêu trên là những yếu tố cơ bản xây dựng một nhóm thế hệ người trẻ có tầm ảnh hưởng tới quốc tế.

Tất cả những mục tiêu trên là những yếu tố cơ bản xây dựng một nhóm thế hệ người trẻ có tầm ảnh hưởng tới quốc tế.

Vậy nhưng, trước khi chính phủ có những quyết định thay đổi chính sách giáo dục toàn cầu mới. Hệ thống 5 trường học Quốc tế:Nishimachi, Laurus, Kincarn, Saint Mau, Hayama, nơi học sinh Nhật Bản và các em nước ngoài tại Nhật đã áp dụng những phương pháp giáo dục quốc tế tiên tiến và nhận được những thành quả nhất định.

Năm trường phổ thông quốc tế ở Nhật Bản đưa ra cách tiếp cận độc đáo về giáo dục với mục đích đặt nền móng làm trẻ em trở thành những nhà lãnh đạo quốc tế tương lai có lòng nhân ái và có giáo dục, có tư duy toàn cầu, từ việc giải quyết vấn đề tới xây dựng cộng đồng và tôn trọng những khác biệt.

Gắn kết cộng đồng

Tất cả chúng ta đều nhất trí rằng “tư duy vượt giới hạn” là một khái niệm mà trẻ em cần có để phát triển khi còn rất bé. Có những nhân tố không tính đếm được góp phần vào điều này, nhưng nhân tố chắc chắn nhất là lôi cuốn các em vào với các nhóm và các cá nhân khác, từ đó trẻ em có thể học qua những lần phối hợp hoạt động thiết thực. Theo nhà trường, điểm này, về cốt lõi là dạy trẻ em chấp nhận sự khác biệt một cách tự nhiên và nuôi dưỡng tính trách nhiệm với những người khác.

Học sinh trường quốc tế Nishimachi giúp nấu nướng và chia thức ăn cho những người vô gia cư ở công viên Ueno như một phần của chương trình phục vụ cộng đồng.

Trường Quốc tế Nishimachi, một trong những trường lâu đời và tiên tiến nhất tại Tokyo, thường xuyên tổ chức những sự kiện cộng đồng trong năm học. Như ngày phục vụ cộng đồng, hội chợ thực phẩm hàng năm, giải học bổng Vươn xa Walkathon cùng giải đấu gôn hàng năm gây quỹ để ủng hộ chương trình học bổng “Vươn xa” mở rộng tính đa dạng ở trường.

Thêm vào đó, các học sinh còn được yêu cầu tham gia các chương trình ủng hộ các quỹ NGO (phi chính phủ) và quỹ NPO của địa phương và toàn cầu, gồm cả Quỹ động vật hoang dã thế giới, Quỹ vụ mùa thứ hai của Nhật, phòng đọc và làm thủ công ở Tokyo.

“Những cơ hội học tập dựa trên phục vụ tại trường Nishimachi là một trong những cách chủ yếu giúp học sinh của chúng tôi giành được những danh tiếng thực sự trên thế giới,” cô Kacia Leviton, Giám đốc tiếp thị và thông tin của trường nói.

Hiểu biết, quan tâm và hành động: Đây là những nhân tố chủ yếu chúng tôi muốn trang bị cho học sinh của mình.

Trường quốc tế Hayama có những cơ sở đặt tại Kanagawa và Tokyo. Nhà trường thường xuyên cung cấp cơ hội nhằm hỗ trợ nhiều tổ chức và nhiều nhóm ở Nhật như những phương cách giảng dạy cho học sinh tầm quan trọng của việc can dự. Làm vệ sinh cộng đồng mở rộng của trường, gây quỹ nhằm ủng hộ quỹ quốc tế Care, một tổ chức phi chính phủ có tính toàn cầu, đóng góp quần áo cũ ủng hộ trẻ em ở Phillipines, là vài ví dụ về những hoạt động thường xuyên của trường.

Học sinh tại trường Quốc tế Hayama được khuyến khích học với phương châm: “Hãy vui chơi, hãy suy nghĩ và hãy học” trong một môi trường phát triển không ngừng giàu tính văn hoá và đa dạng.

Trường Quốc tế Saint Maur cũng khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cộng đồng quanh năm thông qua một chương trình đặc biệt, gồm các loạt sự kiện tại nước Nhật như: Làm sạch bờ biển, giúp trẻ mồ côi địa phương, đóng góp thực phẩm giúp những người vô gia cư, thu thập gạo, vận động gây quỹ sau những thảm hoạ ảnh hưởng tới con người ở Nhật Bản và nước ngoài và nhiều hơn nữa. Ông Gaury nói:

Mục đích của chúng tôi là đào tạo nên những con người học tập có lựa chọn cả đời, trở thành người có lòng nhân ái với người khác và qua việc học có được kiến thức, sự thông thái để áp dụng nó và những giá trị đó cho phép họ trở thành những thành viên đóng góp có tính xây dựng với xã hội và thế giới toàn cầu nơi họ sống.

Ứng dụng công nghệ để kết nối

Trong khi phần lớn các trường công ở Nhật đang tích cực đưa công nghệ vào phòng học, 5 trường quốc tế được đề cập đến đều đã sử dụng những công nghệ mới nhất trong mọi mặt giáo dục. Máy tính bảng, máy tính cá nhân, các chương trình ứng dụng, điểm ra một số chọn lọc, được sử dụng trong hầu hết các phòng học đầy hiệu quả với niềm tin là trẻ em nhất định phải được trang bị thông tin về kỹ thuật từ khi còn  nhỏ.

Một thí dụ thú vị là trường quốc tế Laurus về khoa học ở Shirokanedai và 4 chi nhánh khác ở Tokyo và quận Kanagawa, hiện tại là trường quốc tế khoa học duy nhất tại Nhật. Đặc trưng của Laurus là hệ thống giáo dục STEM, một chương trình toàn cầu dựa trên ý tưởng dạy học sinh định hướng theo 4 ngành riêng rẽ – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Trường học trang bị các máy in 3D, VR và máy tính bảng được nâng cấp thực sự, máy chiếu 3D và trang thiết bị công nghệ cao tuỳ vào những yêu cầu của lớp học.

“STEM là cách giải quyết vấn đề – và điều này thường có nghĩa là nói đến các vấn đề toàn cầu”.

Phó hiệu trưởng Gabriel Jewel nói: “Vấn đề cần được giải quyết có thể là làm sạch nước uống, sự xói mòn đất đai hoặc về năng lượng tái tạo – những câu trả lời có ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Công việc của chúng tôi là chuẩn bị cho trẻ em một tương lai với công nghệ chưa từng tồn tại, những nghề nghiệp chưa từng được tạo ra. Chúng tôi làm điều này bằng cách nhấn mạnh chủ yếu về cách giải quyết vấn đề và học dựa trên tìm hiểu thông tin”.

Phòng thí nghiệm Mac tại trường quốc tế Saint Maur là một trong nhiều cơ sở của trường được trang bị công nghệ tiên tiến nhất.

Trường Quốc tế Saint Maur đặt ở Yokohama là một ví dụ thú vị khác. Với lịch sử 145 năm đứng đầu trong việc giáo dục mang tính toàn cầu ở Nhật, ông Gilles Gaury, Giám đốc quan hệ công cộng của trường, giải thích lý luận phía sau chiều hướng này: “Chúng tôi nhận ra sự thành thục công nghệ trong thế kỷ 21 không bị giới hạn ở việc sử dụng thành thạo một thiết bị, mà là khả năng sử dụng hiệu quả nhiều nguồn tài nguyên một cách tốt nhất cho công việc. Vì thế, cơ sở hạ tầng của chúng tôi  được tích hợp phần cứng và phần mềm mạnh nhất do Microsoft, Apple, Google, Dell, Cisco, Lego, National Intruments và nhiều công ty khác cung cấp”.

Trong thế giới công nghệ đang phát triển nhanh chóng, những thiết bị mới được tung ra từng phút, việc sử dụng công nghệ trong phòng học không chỉ là yếu tố cần thiết để trang bị cho trẻ em có kiến thức hiện đại mà còn là điều sống còn cho sự lớn mạnh và phát triển như những thành viên được rèn luyện của xã hội.

Hiểu biết sâu sắc thế giới bên ngoài

Thế giới của chúng ta đơn giản là quá hữu hạn và nếu chúng ta không có phương hướng và không có chút hiểu biết nào về vũ trụ bao la thì điều đó sẽ là sự chấm dứt của thế giới.

“Đó không phải là kiến thức (nhận được điểm tốt trong kỳ thi), mà là việc bảo đảm rằng mỗi học sinh phát triển thành những cá nhân biết quan tâm, có trách nhiệm, những người có khả năng suy nghĩ có nhận định và sáng tạo trong bất kỳ tình huống nào”, trường Quốc tế Nishimachi.

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống của các em trường Quốc tế Kincarn.

Cùng có tư duy này, cả 5 trường kết hợp chặt chẽ nghiên cứu sâu về đất nước và văn hoá các nước khác trong chương trình giảng dạy của họ, không chỉ qua các bài giảng mà còn qua nhiều chương trình giáo dục đặc biệt khác.

Ví dụ như trường Quốc tế Laurus phối hợp với các trường quốc tế ở Anh và Trung Đông để khuyến khích hoạt động chung giữa các học sinh qua việc trao đổi thư từ và trao đổi STEM với các chuyên gia tại các trường học ở Dubai. Qua những việc này, học sinh được khuyến khích chia sẻ một cách tích cực thông tin, hỏi các câu hỏi và nỗ lực trao đổi với những người ở ngoài môi trường quen thuộc và văn hoá của họ.

 

Học sinh ở trường quốc tế Kincarn học về các nước khác và các nền văn hoá qua các bài giảng và các hoạt động thường nhật.

Trường Quốc tế Kincarn ở Kawwasak, tỉnh Kanagawa, thường xuyên gắn những “sự kiện toàn cầu” vào chương trình giảng dạy, giới thiệu các nước khác và nền văn hoá của họ. Trong “Ngày văn hóa” trường Kincarn thường có những sự kiện đặc biệt do các giáo viên đa sắc tộc của trường giảng dạy. Trường nhấn mạnh việc giáo dục mang tính toàn cầu là một trong những chính sách căn bản hướng tới việc nuôi dạy những đứa trẻ có một triển vọng  toàn cầu.

Thầy Hiệu trưởng Mari Takahashi nói:

Chúng tôi tôn trọng các nước và các nền văn hoá khác nhau để hướng tới việc xây dựng một tương lai toàn cầu vì hoà bình và hạnh phúc cho sự phát triển của trẻ em.

Điều này, kết hợp với một chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (ở trường Nishimachi và Kincarn là dạy bằng tiếng Nhật/Anh, còn trường Saint Maur là tiếng Anh, Nhật và Pháp) tại cả 5 trường, đặt cơ sở cho trẻ em trở thành những thanh niên có đạo đức, có lòng nhân ái và tư tưởng quốc tế được chuẩn bị tốt cho một xã hội không chỉ là đang không ngừng vươn lên, mà còn là nơi các nước và các nền văn hoá khác nhau hướng tới một thế giới thịnh vượng và gắn kết.

*****

Nhà sáng lập của Apple, Steve Job từng nói: “Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ”, trẻ em cần hiểu rằng thông qua thực hành bên ngoài luôn có nhiều điều hơn trí não chúng có thể tưởng tượng. Và để những đứa trẻ định hướng được tầm quan trọng của lối tư duy này là trách nhiệm của người lớn và những người giáo dục.

Và cuối cùng, với mỗi đứa trẻ dù đăng ký học môn gì ở trường cho công việc hay cuộc sống tương lai của họ, những giờ học tại các trường quốc tế của Nhật Bản đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng: Nhân ái, thiện lương và gắn kết. 

Có lẽ, đây là bài học tốt nhất mà nền giáo dục quốc tế ở Nhật Bản muốn gửi gắm tới toàn thế giới. 

Xuân Dung