Không khó để trở thành một người thành đạt, giàu có. Cái khó chính là bạn có thể duy trì cho mình những thói quen tốt để làm nền tảng cho mình không mà thôi. Hãy thử tập cho mình 7 thói quen sau đây.

1. Lập mục tiêu

Untitled-1

Thay vì tiêu tốn thời gian cho những kế hoạch trước mắt, ngắn hạn, không có nhiều ý nghĩa, hãy thử vạch cho mình một lộ trình dài hạn. Các chuyên gia tài chính thường sắp sẵn cho mình những kế hoạch dài hơi cỡ 5 năm.

Hãy đặt mục tiêu trong 5 năm đó bạn cần làm xong những việc gì. Kế hoạch dài hạn nhưng mục tiêu thì phải cụ thể, từng nấc, từng nấc một. Làm tốt từng mục tiêu là cơ sở để hoàn thành tốt kế hoạch dài hạn.

2. Dám nghĩ khác

nguyên-nhân-dấu-hiệu-điều-trị-và-phòng-ngừa-ung-thư-vú-bóng-ma-ám-ảnh-của-nữ-gi-

Mọi người thường tiêu tiền theo cách sau: chi tiêu tiền, thanh toán các hóa đơn và tiết kiệm phần còn lại. Nhưng hãy thử làm ngược lại, trước tiên tiết kiệm tiền cho những mục tiêu lớn, thanh toán hóa đơn rồi mới chi tiêu số tiền còn lại. Ví dụ, mỗi tháng bạn kiếm được 10 triệu, hãy thử để dành 5 triệu trước cho các mục tiêu lớn (học tập, dồn tiền mua nhà, ô tô…).

Trong số tiền còn lại, hãy ưu tiên thanh toán các hóa đơn sinh hoạt trước rồi nghĩ đến việc chi tiêu cá nhân cuối cùng. Như thế bạn sẽ thay đổi được thói quen “vung tay quá trán” của mình và cũng sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.

3. Làm chủ suy nghĩ

long-nach-sach-2

Muốn trở thành người giàu có, phải có ý chí kiên cường, trước hết là kiên cường với chính những thói quen cũ tiêu cực của bạn. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra gần 20 triệu cho một chiếc điện thoại iPhone thời thượng nhưng lại ngần ngừ khi bỏ ra vài trăm nghìn đến phòng tập gym mỗi tháng để nâng cao sức khỏe.

Bạn phải làm chủ suy nghĩ của mình, đừng để thói quen cũ trói buộc bạn vào những vòng xoáy tư duy cũ. Bạn sẽ làm thế nào để sắp xếp chi tiêu cho các cuộc nhậu, gặp gỡ bạn bè hay các chuyến đi du lịch? Tất cả đều cần một nguyên tắc ứng xử chung, một giới hạn tài chính chẳng hạn không tiêu quá 1 triệu mỗi tháng cho các cuộc hẹn hò hay mỗi tuần chỉ ăn uống bên ngoài 1 lần.

4. Sống giản dị

dung-nhip

Đa số các triệu phú giàu có nhất sống một cuộc đời rất bình thường. Họ không khoe mẽ, phô trương, thích tiết kiệm hơn là chi tiêu hoang phí như những ông hoàng.

David Sapper, đến từ Las Vegas, sở hữu một doanh nghiệp xe hơi, còn vợ thì làm môi giới bất động sản. Tổng thu nhập của cả hai lên đến 500.000 USD mỗi năm. Nhưng có một điều kỳ lạ là họ chỉ chi tiêu chừng 2.500 USD mỗi tháng cho tất cả các loại sinh hoạt, thanh toán hóa đơn. Họ đã dành tới 90% thu nhập cho các khoản tiết kiệm và đầu tư lâu dài.

5. Quản lý tiền bạc hiệu quả

1426072740-3-11-2015-6-16-55-pm

Ngoài việc hạn chế những món chi tiêu không cần thiết, dành dụm tiết kiệm, bạn cũng nên theo dõi kĩ càng số tiền thu nhập và chi tiêu của mình mỗi tháng. Có thể dùng bút ghi chép lại rõ ràng các khoản thu chi hoặc dùng phần mềm điện tử để quản lý tài chính.

6. Đoạn tuyệt với nợ nần

3-diem-tru-khi-chi-em-su-dung-nhip-nho-long-nach

Trong đời, ai cũng phải đối diện với những món nợ tiền bạc, dù ít dù nhiều. Ngày nay, sự phát triển của các hình thức thanh toán bằng thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… khiến nhiều người bị vướng vào các khoản nợ kếch xù mà không hề hay biết.

Thẻ tín dụng nuông chiều thói quen chi tiêu vô tội vạ của bạn. Để thỏa mãn “cơn nghiện” mua sắm của mình, bạn có thể gánh chịu những khoản lãi suất rất cao hàng tháng. Vậy nên, muốn trở nên giàu có, ưu tiên số một là thoát khỏi các khoản nợ ấy.

7. Nghe lời khuyên từ chuyên gia

Mark Dressman, professor of education. Describing the I.R.E. teacher/class model (Initiate, Respond, Evaluate).
Mark Dressman, professor of education. Describing the I.R.E. teacher/class model (Initiate, Respond, Evaluate).

Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến hay các phân tích tài chính từ chuyên gia kinh tế. Nếu bạn cảm thấy băn khoăn trước những quyết định tài chính lớn, hãy gọi đến số của các chuyên gia. Là người ngoài cuộc, họ có thể đưa ra những lời khuyên xác đáng.

Hữu Bằng (tổng hợp)

Xem thêm: