Dưới đây là bài viết chia sẻ về những điều học được từ cách nuôi dạy con cái của một người phụ nữ phương Tây trong nhiều năm sống và làm việc tại Nhật Bản. Bà nói rằng đó là những năm tháng tuyệt vời và đáng quý vì những cô con gái của bà đã được lớn lên trong môi trường như vậy.
Từ những chuyến đi chơi tới công viên cho đến những điều tình cờ thu được từ việc giao tiếp bằng mắt ở bữa cơm tối, việc nuôi dưỡng trẻ em ở Nhật Bản đã dạy bạn một vài điều.
Ngay sau khi bắt đầu hành trình nuôi dạy con cái, những ông bố bà mẹ mới nhận ra chúng ta đã không chuẩn bị bất cứ điều gì. Tuy nhiên, kể cả khi chúng ta rối tung lên, cùng với việc mắc vô số lỗi, chúng ta cũng đồng thời đưa ra được những quyết định tuyệt vời. Có một vài điều đáng suy ngẫm tôi muốn chia sẻ, những gì tôi nghĩ là một trong những điều ý nghĩa nhất mà chồng tôi và tôi đã làm tốt trong quá trình nuôi dạy con gái ở Tokyo.
Trước khi con gái tôi vào mẫu giáo, khoảng thời gian đến công viên là điều tuyệt nhất trong ngày của chúng tôi. Khu vực công viên xung quanh nhà tôi có nhiều trò chơi dành cho trẻ em như: Đu quay, cầu trượt, leo núi, ao nước, bóng ném. Chúng tôi tìm những mảnh băng hình kim trong đất vào mùa đông, lượm những trái dầu vào mùa thu, nhặt xác ve sầu vào mùa hè và ngắm hoa anh đào nở khi mùa xuân đến.
Công viên ấy đã dạy chúng tôi rất nhiều điều. Người Nhật cho rằng, việc chơi ở công viên sẽ trau dồi khả năng thể chất toàn diện cho một đứa trẻ tốt hơn so với bất kỳ lớp học thể dục nào. Thật sự, các bé gái của tôi đều đạt thành tích tốt trong các môn thể thao.
Một trong những cách nuôi dạy con cái của tôi bắt nguồn cảm hứng từ những ngày chơi tại công viên đó. Trong vài ngày tiếp theo, tôi không gặp khó khăn trong việc đưa cô con gái nhỏ của mình một mạch trở về nhà. Tôi đã ngẫu nhiên nói với con gái mình rằng: “Được rồi, dừng chơi ở đây, chúng ta sẽ về nhà, NGAY BÂY GIỜ”. Nên ngày hôm sau, 10 phút trước khi ra ngoài tôi đã giơ hai bàn tay đủ 10 ngón và bảo cô bé rằng: “10 phút nữa chúng ta sẽ đi nhé”. Tôi quan sát đồng hồ và 5 phút sau tôi giơ một bàn tay lên và nói: “5 phút nữa chúng ta sẽ đi”. 5 phút sau, chúng tôi vui vẻ ra khỏi nhà.
Khám phá tầm quan trọng của lời chào
Tôi luôn là người nổi bật chỗ đám đông người Nhật dù cách xa cả dặm. Một ngày, tôi tự hỏi có khi nào mình đã vô tình làm mất mặt ai đó đã gửi lời hỏi thăm tôi, nhưng tôi không thể nhớ hết trên đầu ngón tay. Vì vậy tôi quyết định sẽ thoải mái với lời chào của mình.
Nếu tôi chào hỏi một người nào đó tôi không biết, phép xã giao sẽ yêu cầu họ đáp lại dù thế nào đi nữa. Mấy cô con gái của tôi lớn lên tự nhiên bắt chước mẹ, và tôi đã giúp chúng làm quen với những người bạn hàng xóm, người dân địa phương, chủ cửa hiệu, những người đến công viên và nó giúp chúng tôi tự cảm thấy mình là một phần của xã hội đó. Điều đó cũng đã giúp các con gái của tôi có thêm nhiều tự tin và những kĩ năng xã hội tuyệt vời. Hơn nữa, nó cũng đã giúp tôi yên tâm hơn khi biết rằng còn có rất nhiều người trong thị trấn đang trông chừng lũ trẻ giúp tôi.
Hình thành sự giao tiếp bằng mắt
Chồng tôi và tôi không mua một chiếc bàn ăn nào. Chiếc bàn duy nhất của chúng tôi sử dụng vào mọi sinh hoạt là kotatsu – một phần hàm chứa tình yêu của người Nhật, phần dưới được gắn một lò sưởi điện làm ấm chân người ngồi.
Kotatsu – kiểu bàn của người Nhật
Mặc dù có loại bàn chân cao, nhưng chúng tôi đã chọn một chiếc bàn thấp, chiều cao tương đương với một chiếc bàn cà phê và ngồi trên sàn nhà. Như vậy, chúng tôi có thể ngồi ngang tầm mắt với những đứa trẻ, việc này sẽ giúp chúng tôi ít cần sử dụng từ ngữ hơn. Giao tiếp bằng ánh mắt đã trở thành nền tảng trong giao tiếp của gia đình chúng tôi.
“Kể cả khi chúng ta rối tung lên, cùng với việc mắc vô số lỗi, chúng ta cũng đồng thời đưa ra được những quyết định tuyệt vời.”
Khi con gái tôi lớn, tôi mới thật sự nhận ra, những kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc nuôi dạy con cái và hơn thế nữa, giao tiếp tốt chính là biểu hiện của sự tôn trọng người khác. Nếu những đứa trẻ biết rằng, chúng xứng đáng được tôn trọng bởi nhân cách của chúng, thì việc nuôi dạy con cái của chúng ta đã thành công – ít nhất đây là lý thuyết về việc nuôi dạy con cái mà tôi có được sau 11 năm trong ván cờ này.
Từ bỏ tivi
Tôi sẽ không phê bình bất cứ ai nếu họ không làm điều này bởi cả tôi và chồng mình đều cũng cảm thấy rất hoang mang về việc này trong quá trình nuôi dạy con cái.
Từ bỏ sử dụng tivi là một việc nằm ngoài kế hoạch nuôi dạy con của vợ chồng tôi. Đó là khi chiếc tivi của chúng tôi bị hỏng trước khi cô con gái lớn của chúng tôi chưa đầy 1 tuổi. Chồng tôi đề nghị rằng, chúng tôi sẽ không mua tivi mới – vì lợi ích của con. Tôi trả lời rằng, đó là “ý tưởng tuyệt vời” cho lợi ích của tôi. Bận rộn với một đứa trẻ đã quá đủ, tôi không có thêm thời gian để xem thêm bất kỳ chương trình tivi nào. Tuy nhiên, phải mất tới 3 năm tôi mới làm được việc đó.
Tuy nhiên, có thể nói rằng cho đến nay trong quá trình nuôi dạy con cái, việc bỏ tivi là điều mà chúng tôi thành công nhất. Chúng tôi nghĩ rằng, thiếu tivi sẽ trở thành chướng ngại đối với con gái khi muốn hòa đồng cùng bạn bè trong những năm sơ cấp, nhưng dường như đó không phải là vấn đề nữa. Bây giờ, khi đang học lớp 5, cô bé thỉnh thoảng dùng máy tính để tìm kiếm một vài điều các bạn ở trường nhắc đến. Mặc dù, Internet và Youtube có những điều bất lợi, nhưng cô bé có mục đích, tích cực tìm kiếm những gì cô bé cảm thấy hứng thú, hơn là ngồi dựa lưng nghe những câu chuyện giải trí.
Học cách yêu cầu mình nghỉ ngơi
Điều này vô cùng phổ biến đối với cha mẹ nào chỉ tập trung vào những thất bại của con mình, có thể phần lớn là do bản năng của chúng ta để bảo vệ chúng khỏi bất cứ điều gì xấu xảy đến. Hoặc có lẽ, chỉ vì chúng phản ánh chính những thất bại của chúng ta với tư cách là cha mẹ.
Tuy nhiên, qua những năm kinh nghiệm nuôi dạy con của tôi ở Nhật, nơi mà mọi việc không phải lúc nào cũng như kế hoạch rất dễ để chỉ trích người khác, tôi đã học thỉnh thoảng cho con và cho chính mình rằng nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào tất cả những gì tốt đẹp chúng tôi đã làm hàng ngày.
Linh Nguyễn