Một viễn cảnh đen tối sẽ ngày càng hiện ra vào một ngày không xa trên Trái Đất nếu như toàn bộ rặng san hô biến mất. Các loài sinh vật biển và cả con người đều chịu hậu quả vô cùng tồi tệ.
Trong vài thập nên trở lại đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đều đưa ra nhiều lời cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường cùng biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của hệ sinh thái toàn cầu.
Những rặng san hô tuyệt đẹp tại nhiều vùng biển trên thế giới đang dần biến mất, đặc biệt là rặng san hô Great Barrie ở Queensland, Úc – nơi được xếp là một trong 7 kỳ quan tự nhiên của thế giới.
Do tác động của của nền nhiệt toàn cầu đang tăng nên theo từng năm, nhiệt độ nước biển cũng theo đó tăng lên kéo theo nồng độ axit trong nước biển tăng và đây là nguyên nhân khiến các rặng san hô bị tẩy trắng hàng loạt như vậy.
Vậy một câu hỏi được được đặt ra lúc này là Chuyện gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ rặng san hô trên Trái Đất biến mất?
Nhiều người đều biết tầm quan trọng của rặng san hô đối với môi trường biển vì chúng là nơi sinh sống của rất loài sinh vật trong lòng đại dương. Quá trình luân chuyển dinh dưỡng giữa san hô, tảo đơn bào và các sinh vật khác sống trong rạn giải thích tại sao các rạn san hô sinh sôi nảy nở tại những vùng nước này; sự tái sử dụng làm giảm tổng lượng dinh dưỡng cần cho cả cộng đồng.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng 50% diện tích rặng san hô trên thế giới đã biến mất chỉ trong vòng 30 năm qua. Đây là con số đáng bạo động, nếu nửa còn lại cũng “tử nạn” nốt thì hậu quả sẽ khó mà lường trước được.
Tuy chỉ bao phủ 1% diện tích bề mặt đáy đại dương nhưng những rặng san hô lại là nơi sinh sống của 1/4 sinh vật biển. Ngoài ra, những rặng san hô cũng nguồn cung cấp hải sản cũng như tạo ra việc làm cho khoảng nửa tỷ người trên thế giới. Một người trưởng thành tiêu thụ khoảng 22,7 kg protein/năm và 1/5 trong số đó đến từ hải sản.
Nếu không còn các rặng san hô, hàng nghìn sinh vật biển không có nơi sinh sống và hàng triệu người sẽ không có việc làm, nền kinh tế hải sản chắc chắn bị thiệt hại rất nặng. Ngoài ra, ngành du lịch ven biển cũng bị sụt giảm khi khi các rạn san hô biến mất, ước tính khoảng 10%- tương đương 36 tỷ USD.
Không những vậy, các rặng san hô còn là bức tường bảo vệ đường bờ biển, chúng hấp thụ đến 97% sức mạnh của những con sóng và bảo vệ tính mạng cho nhiều khu dân cư ven biển. Nếu chúng ta xây dựng những bức tường chắn sóng như hiện nay, ít nhất cũng phải mất 2,5 triệu USD; trong khi lại chẳng mất một đồng nào khi có các rặng san hô, điều này chẳng quá tốt rồi hay sao.
Vậy có ai trong số chúng ta muốn những viễn cảnh tồi tệ như thế này xảy ra hay không? Chắn chắn là không rồi! Nhưng quan trọng là mọi người cần có nhận thức đúng và có những hành động thiết thực nếu không muốn một ngày nào đó những rặng san hô biếm mất mãi mãi.
Video:
Sơn Tùng