Missouri đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ không công nhận thịt nuôi trong phòng thí nghiệm là “thịt”.

Bang đầu tiên của Mỹ không công nhận thịt nuôi trong phòng thí nghiệm là “thịt”
Bang đầu tiên của Mỹ không công nhận thịt nuôi trong phòng thí nghiệm là “thịt”

Missouri đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ chính thức thông qua một luật định nghĩa các sản phẩm có thể hoặc không thể được phân loại là “thịt”. Luật cấm các sản phẩm nguồn gốc thực vật dùng thuật ngữ “thịt” cũng như loại bỏ khả năng thịt nuôi trong phòng thí nghiệm xuất hiện trên các kệ hàng siêu thị trong tương lai mang dán nhãn “thịt”.

Đầu năm nay, Hiệp hội Gia súc Mỹ (USCA) đã kiến ​​nghị bộ nông nghiệp nước này về một hành động tương tương tự. USCA, rõ ràng xem sự phát triển đang lên của các sản phẩm thịt nuôi trong phòng thí nghiệm như một mối đe dọa thị trường, muốn định nghĩa “thịt bò” và “thịt” chỉ dành riêng cho các sản phẩm sinh ra, nuôi dưỡng và giết mổ theo cách truyền thống.

Missouri là nơi đầu tiên tại Mỹ thiết lập một thủ tục có thể khởi tố các công ty sử dụng thuật ngữ “thịt” không đúng cách. Trong khi nó xác định rằng thịt phải có nguồn gốc từ gia súc hoặc gia cầm, nó cũng chặn mọi lỗ hổng có thể coi thịt nuôi trong phòng thí nghiệm là “có nguồn gốc” từ chăn nuôi bằng cách chỉ rõ gia súc hoặc thịt gia cầm có nhãn “thịt” phải được giết mổ trong các lò mổ.

Tranh luận ngày càng gia tăng về những gì có thể được gọi là thịt không chỉ trong phạm vi nước Mỹ. Vào tháng 4, một quy định đã được thông qua ở Pháp cấm các sản phẩm không phải thịt sử dụng thuật ngữ “thịt”. Quy định này ban đầu hướng vào các sản phẩm thực vật “bắt chước” thịt, chẳng hạn như xúc xích chay hoặc chay. Hiện chưa rõ liệu quy định trên có áp dụng rộng rãi cho thịt nuôi trong phòng thí nghiệm hay không, nhưng nó chắc chắn sẽ không phải là tranh luận cuối cùng tại Pháp về chủ đề này. Tranh cãi tương tự cũng đang nổi lên ở Australia, một trong những thị trường chăn nuôi lớn nhất thế giới.

Đáp lại, các công ty nuôi thịt trong phong thí nghiệm gần đây đã đưa ra một nhóm vận động hành lang được gọi là Hiệp hội Nông nghiệp Tế bào (CAS). Cơ quan phi lợi nhuận được thành lập để thúc đẩy các công ty nông nghiệp tế bào và hình thành một “nền kinh tế sinh học sau động vật”.

CAS được thành lập bởi Kristopher Gasteratos, một cựu nghiên cứu viên của Harvard, và ban cố vấn của nó bao gồm nhà đạo đức học nổi tiếng Peter Singer, nhà di truyền học George Church và chuyên gia thực phẩm Rosie Bosworth. Thuật ngữ marketing của CAS đối với thịt nuôi trong phòng thí nghiệm là “thịt sạch”.

Với hành động của Missouri, thịt nuôi trong phòng thí nghiệm cần phải vượt qua nhiều rào cản trước khi đến được căn bếp của các hộ gia đình.

TXL