Lời toà soạnCác dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Chúng ta đã rất quen thuộc với tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và sự thông minh, cơ trí của Gia Cát Lượng, nhưng xung quanh cuộc đời ấy vẫn có rất nhiều điều bí ẩn. Kỳ thực ngay khi còn sống, Gia Cát Lượng đã có nhiều dự ngôn về phần mộ của mình.

Bất kể là trong lịch sử hay những truyền thuyết dân gian, từ trước đến nay, Gia Cát Lượng luôn là một nhân vật danh tiếng lẫy lừng. Thời trẻ, sống ẩn cư ở nông thôn, dùng trồng trọt làm kế sinh nhai, Gia Cát Lượng còn lấy một người xấu xí, tóc vàng, da đen làm vợ.

Lưu Bị nghe thấy kỳ danh mà ba lần đến mời, Gia Cát Lượng làm “Long Trung đối” cho Lưu Bị, từ đó toàn lực phò tá nhà Thục Hán giành lấy thiên hạ. Gia Cát Lượng tài trí hơn người, trợ giúp Lưu Bị thành lập cục diện thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô. Ông dùng binh như Thần, thường có diệu kế vô hình để hóa giải nguy nan. Vào cuối đời, Gia Cát Lượng đã sử dụng một kế cho hậu sự của mình, hơn nữa còn “tuyệt diệu” hơn bao giờ hết.

Mộ của Gia Cát Lượng

Mộ của Gia Cát Lượng. Ảnh: Gigcasa.com

Người xưa rất coi trọng việc tang ma, hậu sự. Vào thời Gia Cát Lượng, phần lớn lăng mộ của đế vương hay tướng lĩnh cứ mười mộ thì chín mộ trống rỗng, trào lưu trộm mộ rất thịnh hành. Trước kia, Tào Tháo là thủ lĩnh trộm mộ hàng đầu, vì thế mà thành lập chức “Mạc kim Giáo úy” trong quân, chủ yếu chịu trách nhiệm tìm kiếm lăng mộ, truy lùng kho báu.

Gia Cát Lượng biết có rất nhiều người hận mình thấu xương, muốn móc mộ đánh thi thể của mình để giải mối hận trong lòng, cho nên trước khi lâm chung ông cố ý viết thư cho hậu chủ Lưu Thiền: Sau khi chết, chôn thần ở núi Định Quân, không muốn mộ chôn trên long mạch, cũng không muốn bên cạnh mộ có trồng cây, chôn theo vật phẩm lại càng không muốn, hơn nữa yêu cầu huyệt chỉ cần có thể bỏ vừa quan tài xuống là được.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán

Tạo hình Gia Cát Lượng trong phim “Tam Quốc diễn nghĩa” 2010. Ảnh dẫn qua: vcci.com.vn

Về sau, tể tướng triều Minh Lưu Bá Ôn nghe nói Gia Cát Lượng có Thiên Thư, liền tự mình dẫn quân đi đào mộ Gia Cát Lượng. Sau khi đào bới, bên trong có 7 vạc dầu nối với nhau bằng một sợi dây thừng bông bén lửa, 6 vạc trống rỗng, vạc thứ 7 cũng chỉ còn lại một chút dầu.

Lưu Bá Ôn chợt phát hiện bên cạnh một thẻ tre có chữ viết, tiến lên nhìn kỹ, thấy viết: “Tiểu Lưu, Tiểu Lưu, mau mau thêm dầu”. Lưu Bá Ôn chỉ nói một câu: “Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả (người trước, kẻ sau không ai bằng)” và từ bỏ hành động đào mộ.

Trước khi chết, Gia Cát Lượng an bài năm người an táng cho mình, dặn dò bốn người khiêng quan tài liên tục đi về hướng nam, dây buộc quan tài đứt ở đâu thì chôn cất ở đó. Nhưng bốn người này đi ba ngày ba đêm, dây thừng vẫn chưa đứt, thật sự không khiêng nổi nữa, năm người liền quyết định an táng ngay tại chỗ. Sau đó, Lưu Thiền biết rõ năm người này không làm theo dặn dò, tất cả đều bị ban chết, vì vậy không còn ai biết rốt cuộc Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.

Gia Cát Lượng là nhà quân sư tài ba hiếm thấy không ai sánh bằng trong lịch sử, quả thực là 500 năm mới xuất hiện một vị kỳ nhân như vậy, có thể xem thiên tượng, thông hiểu cổ kim, khoa học kỹ thuật hiện nay cũng không thể sánh bằng.

Phong thủy quan trọng nhất trong gia đình, chỉ có một nơi

videoinfo__video3.dkn.tv||ff3e9bf97__