Mỗi một động tác trong võ thuật truyền thống đều cấp cho người luyện những thứ rất sâu. Chỉ biểu diễn Taolu (diễn quyền thuật), đẹp mắt nhưng không phải là võ thuật chân chính. 

Võ sư Dương Long Phi 6 tuổi bắt đầu học võ. Trong hơn 30 năm đắm chìm trong thế giới võ học, anh trải qua ma luyện mà thể ngộ trường kỳ gian khổ, nghiên cứu sâu võ công nội ngoại gia, tinh thông rất nhiều quyền pháp nội gia như Sơn Tây nhu phái đường lang quyền, Bát quái quyền, Thái cực quyền… và rất nhiều võ thuật chính thống khác như Thất tinh liên quyền, Phi long kiếm, Thất tinh côn, roi… Đồng thời, anh còn truyền thụ võ tự do (kickboxing), nội công dưỡng sinh, thích hợp với người hiện đại cải thiện sức khỏe, rèn luyện thân tâm, nâng cao sức mạnh thân thể và tinh thần.

Từ năm 1997 đến 2004, võ sư Dương đã mở Học viện võ thuật Hoa Long quốc tế – một võ quán quy mô lớn nhất ở Nam Phi, võ sinh trên 2000 người. Học trò của anh ở Nam Phi, Mỹ, Trung Quốc đều đã giành được rất nhiều huy chương trong các cuộc thi võ thuật.

Dương Long Phi dạy võ công tại Nam Phi năm 1999. (Ảnh: facebook.com)

Sau khi đến Mỹ, Dương Long Phi dốc sức thúc đẩy văn hóa võ thuật truyền thống, kế thừa và phát hiện tinh hoa văn hóa võ thuật truyền thống và các giá trị trên phương diện dưỡng sinh.

Mở ra cánh cửa võ thuật truyền thống

Dương Long Phi sinh ra ở Nội Mông Cổ, 6 tuổi bắt đầu học võ thuật. Khi đó đúng lúc phong trào học võ thuật ở Trung Quốc đang dâng cao, những bộ phim võ thuật như “Kungfu Thiếu Lâm” hấp dẫn rất nhiều thanh thiếu niên, họ học võ luyện công truy cầu khí khái anh hùng.

“Khi đó tuổi trẻ, thích vui vẻ, mãnh liệt, coi trọng phát lực biểu hiện ra bên ngoài như thế nào, dốc sức vào luyện kình lực, tốc độ. Thời đó chủ yếu học để biểu diễn thi đấu Taolu là chính, luyện tập về Taolu. Bởi vì cần cù cố gắng, chịu được khổ, nên không lâu sau được chọn vào đội tuyển của tỉnh, còn giành được rất nhiều huy chương ở các giải thi đấu trong nước”.

Đúng lúc Dương Long Phi tuổi trẻ sức mạnh, kỹ thuật Taolu ngày càng nhuần nhuyễn, tham gia các giải đấu lớn nhỏ đều được đánh giá rất cao, một hôm anh bỗng nhiên anh cảm thấy rất hứng thú với cuốn sách chép tay của ông nội “Bí kíp võ thuật Thiếu Lâm”, thế là anh nghiên cứu từng chữ từng đoạn.

“Xem từ ngữ và nội dung trong đó thấy vô cùng phong phú, cũng có rất nhiều miêu tả nội dung cảnh giới không thể tượng tượng nổi”.  

Dương Long Phi đọc xong bỗng bừng tỉnh, trong lòng tràn lên một niềm vui sướng, và bắt đầu luyện tập công phu nội gia, “luyện tập một số cơ bản như khinh công, chạy trên cọc, thiết sa chưởng, thiết quyền, ngạnh quyền pháp, đả tọa v.v.”

Thời gian này anh còn được ông nội ngôn truyền thân giáo. Anh nói: “Ông nội tôi cũng là người luyện võ thuật, biết Đông y, lại là một tướng quân trong quân đội. Hàng ngày ông dậy sớm đả tọa, luyện quyền, đao, thương, côn, kiếm hết một lượt. Ông thường dạy bảo tôi phải chăm chỉ cố gắng, khắc chế bản thân. Từ đó đã ít luyện Taolu rồi”.

“Đến năm 1995 theo học nội gia quyền sư Lý Thụ Sâm ở Nội Mông. Ông luyện là Đường lang quyền Sơn Tây nhu phái, động tác vô cùng mềm mại, nhẹ nhàng khoan khoái. Trong lòng thầm nghĩ, loại quyền này có đánh người được không? Khi đó giao lưu thử sức với thầy liền phát hiện ra quyền ngoại gia không đánh ra lực được, thể lực tiêu hao vô cùng nhanh. Trái lại, thầy không hề mệt nhọc tí nào. Một người ngoài 60 mà thể chất giữ được tốt như thế này, tôi là một thanh niên mới 19, 20 tuổi mà lại mệt nhọc như thế này, thấy nội gia quyền và ngoại gia quyền khác nhau một trời một vực”.

“Nội gia quyền nội hàm phong phú, hơn nữa nó thuận theo tự nhiên, vận dụng âm dương vô cùng mềm mại hài hòa, cương nhu bổ trợ nhau. Trong quá trình luyện tập, dùng tâm pháp và điều kiện tự nhiên của thân thể phản ánh, liên hệ với nhau, phát huy các tiềm năng của bản thể con người. Tôi phát hiện ra, loại quyền này quá hay, từ đó toàn thân toàn tâm dốc sức luyện nội gia quyền”.

(Bộ phim tài liệu ngắn về Dương Long Phi. (Nguồn: facebook Liao Dayuan))

Cảnh giới cao nhất của luyện võ là tìm ở bên trong mình

Từ khi Dương Long Phi xuất ngoại đến nay, trong suốt mười mấy năm hoạt động dạy học, tham gia rất nhiều các cuộc thi và giao lưu, diễn tập quốc tế, anh cho rằng “quyền pháp bất kể là nội hay ngoại thì cảnh giới cao nhất là tìm ở bên trong bản thân mình. Người xưa cũng nói ‘Vạn pháp là tâm, tâm tĩnh thì chí cao xa’. Một người luyện quyền, sự tích cực của quyền pháp võ thuật chỉ là một bộ phận của quyền pháp, dùng tâm pháp ngộ quyền, dùng thân để tu Chân, thực hiện đến cảnh giới trong ngoài thành nhất thể, hợp nhất cùng với vũ trụ, vạn vật, tự nhiên, đó mới là cảnh giới cao nhất của luyện võ”.

Danh sư chân chính chỉ lác đác mấy người

“Tôi đã gặp rất nhiều thầy, nhiều danh gia giới võ thuật, thực sự luyện được tốt thì lác đác có mấy người. Những danh sư trong xã hội, không phải cứ nổi danh thì đã là danh sư, mà là có minh bạch đạo lý chân chính hay không”.

“Thầy của tôi thường nói, (quan trọng) không phải là con có thể đánh được hay không đánh được, mà là con có thể kết giao bằng hữu ở xã hội hay không. Bởi vì con đánh, đấu với người ta, khi đánh thì thực tế chính là làm tổn thương người ta, cũng kích động ảnh hưởng phương diện bất hảo. Nhưng khi con dùng võ để kết bạn, để lĩnh hội loại quyền khác, con khiêm tốn đàm đạo, thử chiêu, thì trái lại lại có thăng tiến và nâng cao”.

Ảnh chụp khi Dương Long Phi múa quyền.

Có rất nhiều thầy nổi danh, xuất bản sách, thi đấu, thì khá phổ thông, thường vẫn là tầng thứ, góc độ kết bạn. Mà trong võ thuật nói đến “Tinh khí thần”, “luyện tinh hóa khí” thì rất nhiều người chỉ dừng lại ở luyện khí, coi trọng phát lực ra bên ngoài như thế nào, truy cầu về kình lực, tốc độ, nhưng tu luyện tâm tính lại rất ít. Đó chính là tâm pháp trong võ thuật, là thứ thâm sâu huyền diệu nhất, là thứ nội tại thì không được truyền thừa, cũng không được biết. Đại đa số đều là loanh quanh ở bề ngoài, ở chiêu thức, ở luyện khí, do đó mấy chục năm phát hiện ra rất khó nâng cao thêm nữa.

Võ thuật truyền thống coi trọng “Luyện võ phải tu đức”

Tất cả các thầy võ thuật truyền thống chân chính đều nói: “Luyện võ phải tu đức”. Do văn hóa truyền thống có các loại bối cảnh lịch sử của Đạo gia, Phật gia, Nho gia, con người từ rất sớm đã vô cùng coi trọng phần đức đối với võ thuật. Không có đức thật tốt thì rất khó có được thành tựu lớn trong võ thuật.

Dương Long Phi nói: “Xưa thầy dạy võ truyền thụ thì phải khảo nghiệm trò xem có thể nhẫn, có thể chịu khổ được hay không, có thể trải qua được ma nạn hay không. Hiện nay thì có tiền, trả tiền là dạy. Do đó cuộc sống hiện nay, cuộc sống vật chất đều đang cải biến nhân tâm. Xưa thầy huấn luyện trò phương pháp tốt có khả năng nhẫn nại, chịu được khổ để nâng cao tâm tính của bản thân, đạt đến có khả năng kiểm soát bản thân, khống chế bản thân trong hoàn cảnh nguy hiểm, hoàn cảnh rất bất hảo. Hiện nay thì rất ít rồi, không còn mấy người luyện như thế này nữa”.

(Ảnh: epochtimes.com)

Tân Đường Nhân đã làm việc đại thiện hoằng dương văn hóa truyền thống

Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) là một công ty truyền thông có trụ sở tại New York với sứ mệnh phục hưng văn hoá truyền thống. Tân Đường Nhân đã tổ chức nhiều cuộc thi về âm nhạc, vũ đạo, ẩm thực, thiết kế trang phục… và cả võ thuật nhằm giới thiệu tới đông đảo công chúng những giá trị tinh hoa của văn hoá Thần truyền. Võ sư Dương Long Phi nói:

“Võ thuật truyền thống tuy có mở các cuộc thi ở các nơi, nhưng mục đích chân chính không có biểu hiện ra. Bởi vì võ thuật truyền thống phải gắn liền với văn hóa truyền thống. Những nội hàm thể hiện trong văn hóa, tâm tính, phẩm đức con người đều có quan hệ chặt chẽ với mỗi chiêu, mỗi thức và tinh thần của người dẫn dắt. Trong quá trình này có thể phát hiện ra quyền sư chân chính và những quyền pháp không được phổ truyền, chưa được người đời biết đến, đó là cơ hội vô cùng tốt. Cuộc thi của Tân Đường Nhân vô cùng tốt, thực sự đang làm việc đại thiện hoằng dương văn hóa truyền thống”.

“Mỗi một động tác trong võ thuật truyền thống đều cấp cho người luyện những thứ rất sâu. Sự thể hiện của thủ nhãn thân pháp bộ, của nội ngoại khí công, đại biểu cho nội hàm văn hóa rất sâu. Chỉ biểu diễn Taolu, đẹp mắt nhưng không phải là võ thuật chân chính. Võ thuật chân chính coi trọng thực dụng và thể hiện nội tại rất sâu. Văn hóa truyền thống có mang nội hàm rất sâu, võ thuật là một phương diện dễ biểu hiện nhất”. 

“Trong toàn bộ quá trình luyện võ, tôi cũng không ngừng tìm kiếm ý nghĩa đích thực của võ công chân chính rốt cuộc là gì. Phát hiện ra rất nhiều lão quyền sư, lão võ sư đến cuối cùng càng luyện càng tĩnh, động tác càng ngày càng ít, tu trên tâm pháp càng nhiều, hướng vào nội tâm tìm cầu. Trong khi hướng vào nội tâm tìm cầu, thân thể họ thể hiện ra những cảnh giới lại càng nhiều. Sau đó phát hiện ra, chỉ cần nội tâm nâng cao thì thân thể sẽ có biến hóa. Bởi vì thân thể là hữu hạn, tư duy, tinh thần mà đại não thể hiện là một không gian vô hạn, có thể thể nghiệm được hàm nghĩa sâu hơn trong võ thuật”. 

Chú thích:

Taolu: tức biểu diễn quyền

Theo NTD và Epoch Times
Nam Phương biên dịch

videoinfo__video3.dkn.tv||8e4fe82de__