Kỹ năng y thuật của Trung Quốc cổ đại lạc hậu ư? Bạn đã nhầm! Nhìn xuyên cơ thể, cắt hộp sọ làm thủ thuật, y học hiện đại còn lâu mới sánh được. Nhưng y thuật cổ đại vì sao mà thất truyền?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Năm 2019, Shane Antcliffe, một người đàn ông Anh, vì đau đầu kéo dài và trí nhớ kém, đã đến bệnh viện để khám bệnh, kết quả chẩn đoán bị u não. Vì vậy, sau sự sắp xếp cẩn thận của bác sĩ, Shane Antcliffe đã thực hiện ca phẫu thuật mở sọ tỉnh táo (Awake Craniotomy) vào năm 2020. Phẫu thuật mở sọ tỉnh táo tức là chỉ gây mê một số phần não của bệnh nhân, cho phép bệnh nhân trải qua phẫu thuật trong khi vẫn duy trì ý thức. 

Khi khối u ở gần khu vực liên quan đến khống chế lời nói, ngôn ngữ hoặc chuyển động, các bác sĩ thường kiến nghị sử dụng loại thủ thuật này. Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo vào thời điểm phẫu thuật mở sọ, đội ngũ y tế có thể đánh giá chính xác các công năng được kiểm soát bởi từng phần não của bệnh nhân, tránh làm tổn thương các công năng này trong quá trình phẫu thuật.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ, Antcliffe đã trò chuyện với các bác sĩ về trò chơi bóng đá yêu thích của mình, cũng như những giai thoại trong gia đình. Ông cũng kể vài câu chuyện cười cho bác sĩ nghe. Trong suốt quá trình phẫu thuật, ông đều cảm thấy rất thoải mái và tự nhiên.

Mặc dù ca phẫu thuật rất thành công, khối u não đã được loại bỏ, bệnh nhân sau khi chăm sóc hậu phẫu đã được xuất viện hai tuần sau đó. Điều đáng tiếc là nguyên nhân gây ra khối u não thì các bác sĩ không có biện pháp nào chữa khỏi, nên Antcliffe vẫn phải tiếp tục chiến đấu chống khối u.

Mọi người kinh ngạc trước kỹ thuật phẫu thuật mở sọ cao siêu ngày nay, nhưng dựa theo nghiên cứu khảo cổ học, người ta phát hiện rằng thủ thuật mở sọ đã sớm tồn tại vào thời cổ đại.

Phẫu thuật sọ ở Israel cổ đại 3.000 năm trước

Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện hai hài cốt người có niên đại hơn 3.500 năm tại di tích cổ đại nổi tiếng Megiddo ở miền bắc Israel, trải qua xét nghiệm di truyền phát hiện, hai người có quan hệ anh em ruột. Nhưng điều đáng kinh ngạc là, có một cái lỗ bí ẩn phía trên hộp sọ của người anh trai.

Các chuyên gia suy trắc rằng người đàn ông này khoảng 21 đến 46 tuổi, hộp sọ của anh ta có 4 đường giao nhau, còn có một lỗ hình vuông ước khoảng 3cm, vì thế cho rằng người đàn ông này từng tiến hành một thủ thuật cắt sọ gọi là “thuật khoan kim cương khía lỗ vuông” (angular notched trephination). Nhưng xung quanh vết thương chưa xuất hiện dấu lành lại, do đó suy đoán anh ta khả năng là đã qua đời không lâu sau khi làm xong thủ thuật. Liên quan đến mảnh sọ bị cắt đi, chúng cũng được đặt trong cùng một ngôi mộ cổ.

Người em trai với hộp sọ hoàn chỉnh đã chết trong độ tuổi từ 10 đến 20, hài cốt của họ được chôn cất cùng nhau sau khi người anh trai qua đời.

Rachel Kalisher, tác giả chính của nghiên cứu và là ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Brown, Mỹ, cho rằng lỗ vuông trên hộp sọ của người anh trai hẳn là dấu vết của thủ thuật phẫu thuật não, đây là hồ sơ về thủ thuật phẫu thuật mở sọ sớm nhất được phát hiện trong khu vực cho đến nay. 

Các nhà khảo cổ sau khi nghiên cứu đã suy luận, hai anh em họ sống vào cuối thời đại đồ đồng, vào khoảng từ năm 1550 trước Công nguyên đến năm 1450 trước Công nguyên, xương của họ được chôn cất tại khu vực giàu có nhất của Megiddo, rất gần cung vua đương thời, do đó có thể biết họ hẳn là đến từ một gia đình phú dụ, thậm chí là thành viên vương thất, vì bách tính phổ thông không cách nào nhận được loại đãi ngộ đặc biệt này.

Mặc dù bệnh nhân không sống sót sau ca phẫu thuật sọ não, nhưng phát hiện này chứng minh rằng những người có địa vị cao vào thời đại đồ đồng đã có thể sử dụng dịch vụ trị liệu tinh vi.

Nghiên cứu sâu hơn của các nhà khảo cổ phát hiện, cả hai anh em họ đều có bệnh biến rõ ràng ở hộp sọ, có thể suy đoán rằng họ mắc bệnh có tính toàn thân như bệnh phong, bệnh lao hoặc thậm chí là bệnh do di truyền.

Bà Kalisher cũng đề cập, từ một phần bộ xương của hai anh em họ mà xét, răng và cấu trúc khuôn mặt của họ đều khác với người bình thường, biểu hiện tình trạng phát triển không bình thường, khả năng là hộp sọ phát triển ác tính hoặc hội chứng bệnh Down, đồng thời còn có dấu hiệu thiếu máu nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ. Bà Kalisher nói: “Hai anh em họ hẳn là thuộc tầng lớp thượng lưu. Họ không phải là dân thường. Đó là lý do tại sao họ có thể sống sót lâu hơn khi mắc bệnh hiểm nghèo.”

Các nhà khảo cổ học cho biết, phát hiện này là trường hợp mổ sọ sớm nhất ở vùng Cận Đông cổ đại (tức Trung Đông ngày nay), cung cấp bằng chứng cho sự phổ biến rộng rãi của phẫu thuật mổ sọ trên khắp thế giới từ hàng ngàn năm trước.

Các sử liệu cổ đại của Trung Quốc đều ghi chép người Tây Vực phẫu thuật mổ sọ. Đương nhiên, khái niệm người Tây Vực ở đây có nghĩa rộng hơn, chủ yếu bao gồm người đến từ tất cả các quốc gia Trung Đông ở phía đông Tân Cương, Trung Quốc, đều gọi là người Tây Vực.

Sách “Tân Đường thư” do Âu Dương Tu, một đại văn hào đời Tống biên soạn, có ghi về một quốc gia tên là Phất Lẫm, hậu nhân xác minh, quốc gia Phất Lẫm này chính là Đế quốc Đông La Mã, còn được gọi là Đế quốc Byzantine. Trong sách có viết: “Hữu thiện y năng khai não xuất trùng dĩ dũ mục sảnh”, ý tứ là nói bác sĩ giỏi có thể phẫu thuật mở sọ, lấy trùng ra để điều trị các bệnh như mù lòa, mắt nhìn không rõ hoặc đau đầu v.v.

Trong số đó, Đào Tông Nghi, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Nguyên, đã ghi lại một ca phẫu thuật mở sọ trong tập thứ 22 của “Nam thôn xuyết canh lục”: Theo lời kể của một người đàn ông tên Nhậm Tử Chiêu, khi ông ta sống ở Nguyên Đại Đô, một đứa trẻ hàng xóm ngay cạnh nhà thường xuyên bị đau đầu, mỗi khi phát tác thường đau nhức không chịu nổi. Có một lương y tên là Hồi Hồi, cũng là bác sĩ người Tây Vực đã làm phẫu thuật cho đứa trẻ, dùng dao rạch trán, từ trong não lấy ra thứ gì đó như một con cua nhỏ, kiên cố như đá, có thể hoạt động, sau khi lấy ra, ‘con cua’ đó không có nơi kí sinh nên chết ngay. Còn bệnh đau đầu của đứa trẻ hàng xóm từ đó được chữa khỏi.

Những ghi chép này chứng minh rằng phẫu thuật cắt sọ đã có lịch sử lâu đời ở Trung Đông cổ đại, các ghi chép lịch sử chứng minh rằng ít nhất là vào thời nhà Đường, phẫu thuật cắt sọ đã lan rộng đến mảnh đất Trung Nguyên của Trung Quốc.

Sự thần kỳ của phẫu thuật cắt sọ Trung Quốc cổ đại

Tuy nhiên, lịch sử luôn có những tình tiết câu chuyện phức tạp và khó hiểu.

Năm 2001, một hộp sọ được tìm thấy trong Ngôi mộ số 392 tại Khu di chỉ văn hóa Phó gia Đại Vấn Khẩu ở Quảng Nhiêu, tỉnh Sơn Đông. Có một lỗ khuyết hình bầu dục kích thước 31×25mm ở xương đỉnh đầu bên phải hộp sọ. Các chuyên gia đã nhiều lần đưa ra các suy đoán và luận chứng khác nhau, nhưng họ không thể chứng minh rằng lỗ sọ này là do bị vỡ, cũng không phải lỗ do bệnh lý, cũng không phải lỗ do chấn thương.

Mặc dù kết luận này lúc đó đã dẫn khởi chất vấn từ các chuyên gia khảo cổ học khác, nhưng vật chứng hiện thực cho thấy mọi thứ đều có khả năng. Do đó, các chuyên gia không thể không dùng đến kỹ thuật nghiêm ngặt để chứng minh: Họ dựa trên các cuộc kiểm tra X-quang và CT y tế, kết quả cho thấy khuyết tật hộp sọ là do phẫu thuật cắt sọ. Mặt cắt ở mép lỗ khuyết nhẵn, đều và có hình vòng cung, từ đó suy đoán tổ chức xương sau mổ đã phục hồi, và chủ nhân của ngôi mộ đã sống rất lâu. Từ những bằng chứng do khảo cổ học cung cấp, Trung Quốc cổ đại cách đây 5.000 năm đã có thể thực hiện phẫu thuật mở hộp sọ.

Ngay lập tức, nó chứng minh Trung Quốc có khả năng đã xuất hiện phẫu thuật mở sọ sớm hơn Trung Đông cổ đại. Điều này sẽ mang đến cho mọi người một bí ẩn chưa có lời giải, rốt cuộc phẫu thuật mở sọ là bắt nguồn từ đâu? Nhân loại vì sao có thể thực hiện phẫu thuật mở sọ từ niên đại sớm như vậy? Hơn nữa, liệu có bất kỳ mối quan hệ truyền thừa kỹ thuật nào giữa thủ thuật mở sọ ở Trung Đông và thủ thuật cắt sọ ở Trung Quốc cổ đại không? Hay là kỹ thuật y học tự sản sinh độc lập, bản thân nó có nguồn gốc độc lập?

Nam triều Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch đã biên soạn một cuốn sách tên là “Kim Lâu Tử”, có một câu viết như thế này: “Thuần Vu năng phẫu lô dĩ lí não, Nguyên Hóa năng khô phúc dĩ hoán vị.”

Ý nghĩa là nói, Thuần Vu Ý thời nhà Hán đã biết mổ sọ, Hoa Đà thời Tam Quốc đã biết mổ bụng làm sạch dạ dày. Ghi chép này ít nhất cho thấy, ở Trung Quốc cổ đại, phẫu thuật cắt sọ được thực hiện vào những năm đầu của triều đại nhà Hán, và nó có thể đã được truyền thừa từ đời này sang đời khác, có người vẫn tin rằng phẫu thuật như vậy đã tồn tại vào thời Nam Bắc triều. Đáng tiếc, chỉ từ một câu đơn giản này, vẫn chưa có chứng cứ đủ vững chắc để chứng minh thuật mổ sọ thời Hán rốt cuộc là như thế nào?

Điều này khả năng cũng có liên quan đến phương pháp phương thức truyền thừa y thuật cổ đại của Trung Quốc. Cổ nhân chiểu theo phương thức sư phụ truyền thừa cho đệ tử, thậm chí là đơn truyền (truyền thừa cho một đệ tử duy nhất) hoặc gia truyền, trở thành một trong những nguyên nhân lịch sử khiến kỹ thuật y học dễ dàng bị thất truyền. 

Câu chuyện về Tào Tháo và Hoa Đà

Trong chính sử “Tam Quốc Chí”, có một tiểu sử dành riêng cho Hoa Đà, trong đó liệt kê một cách có hệ thống một số ca chữa bệnh nổi tiếng của Hoa Đà. Điều này cho thấy, vào thời Tam Quốc, một số y thuật của Hoa Đà là do được truyền thừa, và một số phương pháp trị bệnh cũng là được truyền thụ.

Truyền thuyết nổi tiếng nhất là Hoa Đà khám bệnh cho Tào Tháo. “Tam Quốc Chí” ghi rằng, Tào Tháo mắc bệnh “phong đầu” nên đã mời Hoa Đà đến khám bệnh, Hoa Đà liền dùng phương pháp châm cứu để trị liệu. Sau đó, Hoa Đà trở về nhà mà không muốn quay lại tiếp tục trị bệnh cho Tào Tháo nữa. Tào Tháo tức giận lắm, phái người đem Hoa Đà giam trong nhà ngục. Chẳng bao lâu, Hoa Đà chết trong ngục.

Đánh giá từ ghi chép chính sử này, mặc dù chính sử “Tam Quốc Chí” xác thực có ghi rằng Hoa Đà có thủ thuật mổ bụng, dường như không thuyết minh Hoa Đà có thủ thuật mổ sọ hay không. Điều chúng ta có thể đoán là Hoa Đà khả năng cho rằng bệnh “phong đầu” của Tào Tháo rất khó trị liệu, hoặc cho rằng bản thân ông không thể chữa khỏi, nên cố tình nghĩ đến biện pháp từ chối gặp Tào Tháo, tính đường lui về nhà. Nhưng cách làm này đã khiến Tào Tháo tức giận và làm hại chính Hoa Đà. Tất nhiên, một phỏng đoán như vậy chỉ là một trong những giả định của chúng tôi.

Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa mô tả trong cuốn sách “Tam Quốc Diễn Nghĩa” và chính sử. Khi đó, Hoa Đà đến xem bệnh “đau đầu” của Tào Tháo, Hoa Đà đã nói rất thẳng thắn: “Bệnh đau đầu của đại vương là do phong hoạn, gốc bệnh ở trong não, mủ phong không thể xuất ra. Uống thang dược cũng không thể trị liệu. Duy chỉ có một biện pháp: đầu tiên uống thang ma phế, sau đó dùng rìu sắc mở đại não, lấy mủ phong ra, thì có thể trừ gốc bệnh.”

Mô tả của Hoa Đà chính là một loại phẫu thuật cắt sọ, rất giống với chi tiết cắt bỏ khối u não trong ca phẫu thuật sọ mà chúng tôi vừa đề cập ở phần đầu. Từ đoạn này mà xét, cho dù không rõ Hoa Đà có từng thực hiện phẫu thuật sọ não hay không, nhưng tác giả của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” dường như cũng có trình độ hiểu biết nhất định về thủ thuật kỳ lạ này, nếu không thì ông ấy làm sao có thể viết ra nội dung mà Hoa Đà nói? Ngoài ra, tác giả của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” còn làm thơ ca ngợi Hoa Đà, hai câu mở đầu là:

“Hoa Đà tiên thuật bỉ Trường Tang,
Thần thức như Khuy Viên nhất phương.”

“Trường Tang” trong bài thơ đề cập đến “Trường Tang Quân”, ông chính là sư phụ của thần y Biển Thước nổi tiếng nhất thời Chiến Quốc. Chính thầy Trường Sang Quân đã truyền thụ dược phương, còn truyền cho Biển Thước toàn bộ thần thông của công năng thấu thị, có thể nhìn xuyên thấu lục phủ ngũ tạng, kỳ kinh bát mạch của nhân thể. Biển Thước vì thế mà trở thành tông sư y học một thời đại.

Tác giả “Tam Quốc Diễn Nghĩa” minh xác cho rằng, Hoa Đà hẳn cũng có công năng đặc dị thấu thị nhân thể giống như Biển Thước, mới có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh “phong đầu” của Tào Tháo.

Bạn có cảm thấy tình tiết của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” được thiết định rất có đạo lý không? Cổ nhân dùng công năng đặc dị thấu thị để khám sát bệnh tình, hẳn là có một đạo lý nhất định, đương nhiên, đây cũng là bí ẩn chưa có lời giải.

Tuy nhiên, để thể hiện phong cách kể chuyện của riêng mình, vừa phù hợp với kết quả ghi chép trong chính sử, tác giả của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã để Hoa Đà dùng những lời mạnh mẽ khuyến nghị Tào Tháo thực thi thủ thuật mổ sọ, thậm chí còn lấy trường hợp Hoa Đà cạo xương trị độc cho Quan Vũ để khuyên giải Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo nghi tâm thậm trọng, làm sao có thể dễ dàng tin người khác mổ sọ trị bệnh cho mình đây? Vì thế Tào Tháo sai người bắt Hoa Đà giam lại, và Hoa Đà chết trong ngục.

Có bạn hỏi ngược lại: Nếu Hoa Đà biết điều này sớm hơn, có thể đoán được tính cách và tâm tư của Tào Tháo, thì Hoa Đà có thể dùng phương thức nào để khuyên giải Tào Tháo, để không những có thể thực hiện mổ sọ, mà còn có thể bảo lưu tính mạng cho Hoa Đà? Nếu như vậy, y thuật của Hoa Đà đã có thể lưu truyền cho hậu nhân.

Một bạn nói: Chà, việc này rất dễ giải quyết, hãy mời một người khác bị bệnh não, thao tác riêng để Tào Tháo xem, như vậy, có thể tính là thực nghiệm thành công, có thể danh chính ngôn thuận thực thi mổ sọ cho Hoa Đà. E là lúc đó Tào Tháo không thể không bội phục. 

Bạn có biện pháp và cao kiến nào đối với việc này? Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nhé.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch