Trước đây có một cậu thanh niên là con trai một trong gia đình giàu có, từ nhỏ đã chơi bời lêu lổng. Người cha lo lắng, sợ rằng con trai mình sẽ không có khả năng sống độc lập trong tương lai nên đã bảo cậu ra ngoài làm việc kiếm tiền về đưa cho mình…

Người mẹ vì xót con nên lặng lẽ đưa tiền cho cậu và dặn rằng đến chạng vạng tối hãy về. Cậu thanh niên đi dạo một ngày, không làm một việc gì, buổi tối trở về và đem số tiền mà mẹ đã đưa cho cha. Người cha vừa thấy vậy, lập tức hiểu ra ngay vấn đề, vì thế ông ném số tiền ấy vào trong lò lửa. Cậu con trai thấy cha ném hết tiền vào lò lửa thì vẫn bình thản như không có chuyện gì.

Ngày này qua ngày khác, cuối cùng người mẹ không còn đưa tiền cho con trai như trước nữa mà để chính cậu làm ra tiền. Cậu thanh niên không còn cách nào khác đành phải làm việc, buổi tối mang tiền về đưa cho cha. Cũng như những lần trước, người cha lại đem nguyên số tiền con trai đưa ném thẳng vào lò lửa.

Cậu con trai nhìn thấy vậy liền lao thân vào lò lửa, rồi bới trong đống than hồng rực với mong muốn lấy ra được số tiền ấy. Cậu vừa làm vừa khóc: “Sao cha lại làm như vậy? Để kiếm được số tiền này, con đã phải làm việc quần quật từ sáng đến tối mịt trong cả một tuần lễ. Cha nhận nó, đã không trân quý thì thôi, sao cha lại ném vào lò lửa như vậy?” Người cha nghe xong, trên mặt nở một nụ cười rạng rỡ.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Câu chuyện xưa nói cho chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, một thứ gì đó chỉ có trải qua cố gắng mà đạt được thì mọi người mới trân quý. Một thứ gì đó không làm mà được hưởng hay dễ dàng đạt được thì bản thân người có được sẽ rất khó coi trọng nó. Câu chuyện cũng nói cho chúng ta một bài học, đó là khi chúng ta trân quý bản thân mình thì cũng phải học cách trân quý người khác, trân quý sự cố gắng và phó xuất (cho đi, trả giá, bỏ công sức) thật tình của người khác.

Con người khi còn sống trên đời thì có thể quý trọng bản thân cũng không phải việc dễ dàng. Có bao nhiêu người có thể thực sự cảm nhận được những điều tốt đẹp của sinh mệnh?

Có một nhà thơ từng viết: “Chúng ta không sợ chết, là bởi vì chúng ta không biết sinh mệnh là đáng trân quý như thế nào, cuộc sống là đáng quý! Chúng ta không biết nhà của mình thực sự ở đâu. Chúng ta từ đâu mà đến, rồi sẽ trở về đâu. Có bao nhiêu người có thể thanh tỉnh vì bản thân mình mà sống, không vì danh lợi ràng buộc, không vì tình cảm làm phức tạp mà tiêu sái, tự tạ. Cho dù cổ nhân đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Trời sinh thân ta, hẳn có chỗ dùng…” Thế nhưng, có bao nhiêu người có thể thực sự biết mình muốn gì, mà không để “lãng phí” sinh mệnh của mình đây?

Nhân sinh trên đời, quý trọng người khác lại càng khó hơn. Có câu nói: “Quý trọng người khác là quý trọng chính mình, quý trọng người khác chính là thể hiện ở mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp giữa người với người”. Có bao nhiêu người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, yêu thương người khác hơn cả yêu bản thân mình?

Ngạn ngữ cũng có câu: “Lãng phí thời gian của người khác chẳng khác nào mưu tài hại mệnh người khác”. Cho nên, quý trọng người khác tối thiểu thể hiện ở việc quý trọng thời gian của người khác, tôn trọng việc làm và sự cố gắng của người khác, tôn trọng sự lựa chọn và con đường đi của người khác.

?????????????????????????????????????
(Ảnh minh họa)

Trong lịch sử có rất nhiều điển tích xưa về ơn nghĩa và báo đền ơn nghĩa. Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi kết nghĩa anh em, một lòng vì nhau là một ví dụ điển hình về chữ “nghĩa”. Một lần khi họ bị quân Tào Tháo đánh bại, Quan Vũ vì bảo vệ vợ con của Lưu Bị đã bị ép phải hàng Tào.

Tào Tháo vì mến mộ tài năng của Quan Vũ nên tiếp đãi hết sức long trọng, vì cái “nghĩa” này mà Tào Tháo đã để Quan Vũ rời đi. Nhưng sau này ở hẻm Hoa Dung, Quan Vân Trường đã tha cho Tào Tháo, cũng đồng dạng là “nghĩa trọng như núi”.

Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều không phải vô duyên vô cớ mà đều là nhân duyên. Hãy quý trọng hết thảy, đó chính là cách giải oán duyên, kết thiện duyên và tích phúc báo!

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: