Người thiện lương nhân hậu, cứu người trong nguy nan, nhất định sẽ được ông Trời chiếu cố, do đó cổ nhân thường giảng hành thiện, tích đức.
Phật gia có câu nói rằng “Thiện ác cuối cùng sẽ có báo, nhân quả tất đến không cần bận tâm”. Đạo gia lại có sách “Thái Thượng cảm ứng thiên” nói rằng: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”, ý tứ là họa hay phúc là do con người tự chiêu mời đến; thiện ác có báo ứng như bóng theo hình. Người thiện lương nhân hậu, cứu người trong lúc nguy nan, nhất định sẽ được ông Trời chiếu cố, do đó cổ nhân thường giảng cần hành thiện tích đức. Trong sử sách, những câu chuyện liên quan tích đức nhận được phúc báo được ghi chép lại rất nhiều.
Cha bỏ vàng cứu người, con trở thành trạng nguyên
Trâu Trung Ỷ, tự là Ư Độ, người Vô Tích, Giang Tô. Ông là vị trạng nguyên thứ tư của Thanh triều nhập quan, là trạng nguyên Thanh triều thứ hai ở phủ Thường Châu, đồng thời là trạng nguyên đầu tiên của nhà Thanh ở huyện Vô Tích. Ông sinh vào năm Thiên Khải thứ ba thời Minh Triều (1623), mẹ ông mất rất sớm, và cha ông là Trâu Đoái Kim đã nuôi dưỡng ông trưởng thành. Khi còn nhỏ, Trâu Trung Ỷ theo cha ẩn cư tại Thính Tuế Đường ở núi Võ Khang, huyện Đức Thanh tỉnh Triết Giang, chuyên tâm đọc sách.
Trâu Đoái Kim không chỉ học thức uyên bác, mà còn tốt bụng và hay giúp đỡ người khác. Năm Minh Tông Trinh Canh Ngọ (1630), ông đến Nam Kinh để tham gia kỳ thi hương, khi thuyền đang neo ở Kinh Khẩu (nay là Trấn Giang, Giang Tô), một cơn cuồng phong bất ngờ thổi trên mặt nước, khiến hầu hết các thuyền đang đi bị lật, nhiều người rơi xuống nước. Trâu Đoái Kim ngay lập tức mở rương hành lý của mình, chỉ vào những lượng bạc bên trong và nói với đám đông: “Cứu lên một người sẽ được 10 lượng bạc.” Vì vậy, nhiều người trên bờ đã nhảy xuống nước cứu người, cuối cùng tất cả những người rơi xuống nước đã được cứu. Trâu Đoái Kim đã thực hiện lời hứa của mình một cách vui vẻ hân hoan, nhưng tiền bạc trong hành lý của ông gần như đã vét sạch.
Trong kỳ thi hương này, Trâu Đoái Kim đã thuận lợi trúng cử. Con trai của ông là Trâu Trung Ỷ đã trúng nhất cử, đứng đầu bảng trong kỳ thi cung điện vào năm Thuận Trị thứ 9 của Thanh triều (1652), đắc Trung Hán bảng trạng nguyên, thụ hàn lâm tu soạn, được làm quan từ lục phẩm.
Tuy nhiên, Trâu Trung Ỷ sau một giai đoạn làm quan, đã từ quan ẩn cư, rồi qua đời ở tuổi 32. Tương truyền, ông là chuyển sinh của một tăng nhân từ chùa Kim Sơn, đến nhân gian một thời gian ngắn ngủi độ kiếp rồi chuyển thế tu hành. Các con trai của ông là Hiền Cát và Khanh Sâm đều làm việc trong lĩnh vực thư pháp và hội họa; cháu trai của ông là Trâu Nhất Quế là đệ nhất tiến sĩ nhị giáp của khoa thi Đinh Mùi trong những năm Ung Chính, và chắt của ông là Dịch Hiếu, là nhất giáp thám hoa trong khoa thi Càn Long Đinh Sửu. Tổ tiên tích đức, lan tới cả con cháu, quả là không uổng công.
Quản ngục cứu ngàn người, con cháu quan vận hanh thông
Vào những năm đầu của Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh, Trần Lý, người Sơn Âm, đã đến phủ Bình Lạc ở Quảng Tây để đảm nhậm Ti ngục (chức quan quản ngục). Thời loạn Tam Phiên, ông đã giải cứu và trả tự do cho hàng nghìn phụ nữ bị cướp đoạt. Vì sợ quân phiến loạn phát hiện và hạch tội, ông đã đốt nhà của chính mình, tạo thành giả tượng bản thân mình đã chết, rồi lặng lẽ ẩn náu. Cho đến khi cuộc nổi loạn lắng xuống, ông mới quay trở lại, may mắn bình an vô sự.
Vì ông tích được đại âm đức như vậy nên con cháu hậu thế của Trần Lý vận quan bất tuyệt. Con trai cả của ông, Trần Doãn Cung, đỗ tiến sĩ năm Khang Hy thứ 33, làm quan đến tả thiêm Đô ngự sử tại Hàn lâm viện biên tu; con trai thứ hai của ông, Trần Đình Luân, là tiến sĩ vào năm Khang Hy thứ 39, và được bổ nhiệm làm Tri phủ phủ Lư Châu, An Huy. Con gái của Trần Đình Luân trở thành phi tần của Hoàng đế Càn Long và sau đó được tôn làm Phương phi.
Cháu nội của Trần Lý, Trần Tề Tương, năm Ung Chính thứ bảy, thông qua hiền lương Phương Chính khoa đã đỗ quan, và được bổ nhiệm đến Cửu Nam Đạo, Quảng Nhiêu, Quảng Tây; cháu trai Trần Tề Duệ, được bổ nhiệm đến phủ Thông phán ở Trấn Giang, Giang Nam; cháu trai Trần Tề Hiền, được bổ nhiệm Thiểm Tây, Phu Châu, Tri Châu; cháu trai Trần Tề Phương, làm tri huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc; cháu trai Trần Tề Thứ làm hình bộ trực lệ ti viên ngoại, bốn người này đều là cử nhân đồng bảng năm Ung Chính nguyên niên. Còn có người cháu Trần Tề Thụ, làm Ân ấm sinh; cháu Trần Tề Thân, trúng tiến sĩ năm Càn Long thứ 17 Nhâm Thân, đảm nhậm chức Hàn lâm viện biên tu.
Về đời chắt của Trần Lý, Trần Thánh Thụy, đảm nhậm Thiểm Tây Ti lang trung; Trần Thánh Thời, đảm nhậm Sơn Đông đạo giám sát Ngự sử; Trần Thánh Truyền, đảm nhậm chức huyện thừa tại Phúc Kiến Đài Loan huyện, bị giết hại trong cuộc nổi dậy của tặc phỉ Lâm Sảng Văn, được ban chức Vân kị úy cha truyền con nối; Trần Thánh Tu, làm quan đến Thông phán phủ Vân Nam; Họ đều trúng Cử nhân.
Ngoài ra còn có Trần Quảng Ninh, chắt của Trần Lý, người đã từng làm quan chức đảm nhậm tam trấn tổng binh Thọ Xuân, Duyện Châu và Đằng Việt. Ông với Tiền Vịnh là bạn thân từ nhỏ, do đó Tiền Vịnh đã ghi chép lại tổ đức của Trần gia trong cuốn sách “Lý viên tùng thoại” của ông.
Từ Khai Pháp cứu hàng trăm phụ nữ, các con trai ông, một đỗ trạng nguyên và hai đỗ thám hoa
Những năm Khang Hy Côn Sơn của Thanh triều, có ba nhân vật nổi danh lừng lẫy trong gia tộc họ Từ: Từ Càn Học, Từ Bỉnh Nghĩa và Từ Nguyên Văn, được gọi là “Côn Sơn tam Từ”. Anh cả Từ Càn Học và anh thứ hai Từ Bỉnh Nghĩa lần lượt là tiến sĩ trong năm Khang Hy thứ 9 (1670) và năm Khang Hy thứ 12 (1673), và anh thứ ba Từ Nguyên Văn là trạng nguyên năm Thuận Trị thứ 16 (1659). Ba anh em đều trở thành đại quan, Hoàng đế Khang Hy đã thân chinh ban tặng cho Từ Càn Học những tấm biển tự tay đề tặng chữ: “Quang diễm vạn trượng”, “Nhất đại thái Nho”, “Bác học minh biện”, còn thân chinh đề bảng tặng chữ cho Từ Bỉnh Nghĩa “Trạc tú thanh lưu”.
Ba anh em họ Từ có thể đạt được những thành tựu như vậy không thể tách rời sự tích âm đức của tổ phụ. Tổ phụ (ông nội) của họ, Từ Vĩnh Mỹ, dưới thời Minh triều là một thường thục nhân, là thủ hạ của Lại bộ Thượng thư Nghiêm Nột, chủ quản quan viên về văn thư. Đương thời đất Ngô ở Giang Nam phát sinh một trận lũ lớn, Từ Vĩnh Mỹ đã khởi thảo tấu thiệp thỉnh cầu chẩn tai, nhưng Nghiêm Nột đối với việc này vẫn có chút do dự về việc thượng tấu lên Hoàng đế, liền tìm người đến bốc quẻ. Từ Vĩnh Mỹ nói riêng với thầy bói, cần chiêm bốc việc thượng tấu là “Cát” (quẻ tốt lành). Nghiêm Nột sau khi nghe nói chiêm bốc được kết quả là “Cát”, mới quyết định thượng tấu. Nhờ đó triều đình hạ lệnh chẩn tai, cứu sống vô số người.
Từ Vĩnh Mỹ sinh một con trai tên là Từ Khai Pháp, tự là Từ Niệm. Từ Khai Pháp là một người chính trực, ghét tật ác và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, “lý trung nghĩa chi”.
Ví dụ, có một người ở Kim Khê mắc một khoản nợ rất lớn với Từ gia, nhưng gia đình này nghèo đến mức không cách nào trả nổi. Từ Khai Pháp đã không do dự lấy khế ước ghi nợ đốt trước mặt anh ta, và món nợ đã được giải phóng. Tại huyện Thượng Hải, hai nhà Vương và Diệp lập giao ước kết hôn, nhưng sau đó, nhà họ Vương lâm vào cảnh điêu đứng, nhà họ Diệp muốn hối hôn. Sau khi Từ Khai Pháp phát hiện ra, ông đã đứng ra chủ trì công đạo, nói rằng tôi sẽ trả mọi chi phí cho việc kết hôn với con gái nhà họ Diệp, nhưng chuyện thân môn này hai gia vạn vạn lần không thể phản hối. Diệp gia không còn lời nào có thể nói. Trong huyện học có một học sinh mà gia đình nợ quan phủ tiền và ngũ cốc bị kiện ra tòa, Từ Khai Pháp đã lấy tiền trả nợ cho họ để cứu họ khỏi nạn tù ngục.
Khi cải triều hoán đại, một viên tướng của trấn đã giả trang thành phỉ và cướp đoạt hàng trăm phụ nữ, giam giữ họ trong đại trạch viện bỏ trống của Từ gia, nghiêm lệnh cho Từ Khai Pháp giam giữ họ. Nhưng Từ Khai Pháp đã thả toàn bộ, và sau đó phóng hỏa đốt nhà. Khi viên tướng kia đến hỏi, Từ Khai Pháp nói rằng hỏa nạn không cách phòng bị, tất cả họ đều chết trong biển lửa. Viên tướng không cách nào khác ngoài việc rời đi.
Cao tổ từng cứu hàng chục nghìn người, Diêu Văn Điền được phúc âm
Diêu Văn Điền (1758-1827), tự Thu Nông, quê ở Quy An (Ngô Hưng, Chiết Giang). Năm Thanh triều Gia Khánh thứ 4 (1799), ông đỗ trạng nguyên, làm quan đến Bộ Lễ Thượng thư. Ông nghiêm cẩn học hành, chính trực làm quan, một đời chính khí, là một học sĩ nổi tiếng thời Gia Khánh nhà Thanh.
Đêm trước khi đỗ trạng nguyên, ở Bắc Kinh có người mộng được nghênh Thiên bảng, nhìn thấy kim bài lưỡng đạo, trên viết tám chữ lớn “Nhân tâm dịch muội, Thiên lý nan khi”, ý nghĩa là nhân tâm dễ u mê, nhưng ý Trời thì khó che lấp. Nguyên lai là cao tổ của Diêu Văn Điền khi phụ trách ngục hình ở Giang Nam, từng cứu trên vạn người, tích được rất nhiều âm đức. Thượng Thiên đều thấy trong mắt, nhờ đó con cháu của vị cao tổ họ Diêu mới nhận được hậu báo này.
Có rất nhiều những ví dụ sinh động nói với thế nhân rằng, đa hành thiện sự, phúc báo sẽ không hẹn mà đến.
Tác giả Lưu Hiểu, The Epoch Times, Hương Thảo biên dịch