Lời nói đầu:  Lời nói đầu: Ôn dịch, binh họa, thiên tai nối tiếp nhau không ngừng – Vào cuối triều đại nhà Thanh, dị nạn không ngừng. Thân gặp thời loạn thế, có nên buông mình thuận theo con sóng cuốn trôi, hay là mài dũa sự dũng mãnh mà tiến lên, cảnh tỉnh huệ nhãn? Tăng Quốc Phiên cảm thán thân tại loạn thế thực là bất hạnh. Đối diện với sự khuất nhục, phỉ báng, công danh và dụ dỗ, ông lặng lẽ tuân thủ truyền thống, thận trọng tu thân. Trải qua muôn ngàn hiểm trở cũng không khuất phục, cuối cùng ông đã vượt lên trong loạn thế. Ông lập đức, lập ngôn, lập công, là Đại Thanh đệ nhất văn thần Phong vũ hầu, là một vị đại thần công cao chấn chủ, nhưng luôn có thể thiện khởi thiện chung. Chúng tôi trích xuất các cuốn gia thư, nhật ký và sử cảo của Tăng Quốc Phiên, từ quan điểm về tài phú, tư tưởng tu thân, trí huệ trị gia, đạo dưỡng sinh v.v. và những tầng diện bất đồng khác, để trình hiện giá trị truyền thống được Tăng Quốc Phiên kế thừa, vì độc giả mà tái hiện những giá trị tinh hoa truyền thống đã bị quên lãng. 

Tiếp theo phần 2, phần 1

Vào năm Đồng Trị thứ nhất (1862), Đại Thanh phát sinh ôn dịch. Một lượng lớn binh lính và dân thường bị nhiễm bệnh mà chết, thi thể của họ thuận theo sông trôi xuống hạ lưu. Mùi tử thi thối rữa nồng nặc khắp nơi, cứ mười người hít phải thì đến tám hoặc chín người phát ốm. Tăng Quốc Phiên nhìn những tử thi chất đống trên sông, thở dài: “Thành vũ trụ chi đại kiếp, quân hành chi kỳ khổ dã”, ý tứ là trong đại kiếp nạn của trời đất, hành quân chiến chinh càng vô cùng khổ nạn! 

Bên cạnh sự bùng phát của ôn dịch, Đại Thanh đối nội phải chinh chiến chống lại quân Thái Bình, đối ngoại phải đối mặt với sự áp bức của các quốc gia hùng mạnh. Tăng Quốc Phiên thân tại loạn thế, đối mặt với công danh và sự phỉ báng, ông kiên trì tự tỉnh tu thân, và thường viết thư động viên các huynh đệ mình. 

Để chống cự lại quân địch, quân Thanh cần mua một số lượng lớn súng ống của nước ngoài. Vào năm Đồng Trị thứ nhất (1862), khi Tăng Quốc Phiên mua súng, ông đã nghe không ít người bàn tán, đàm luận về lỗi lầm của các huynh đệ của mình. Vì vậy, ông cảnh tỉnh các em khi hành sự nên cẩn thận, đối với đàm luận thị phi của ngoại giới, cần bảo trì “hữu tắc cải chi, vô tắc gia miễn”, tức là nếu họ nói đúng thì ta sửa, họ nói không đúng thì ta bỏ qua. Khi đó, quan trường Hồ Bắc đối đãi với quý đệ Tăng Quốc Bảo bắt đầu có ý điêu gian. Tăng Quốc Phiên an ủi quý đệ, làm một cá nhân có danh vọng, thị phi sẽ tùy cơ mà đến, khó mà tránh khỏi. Rồi ông nêu ra một ví dụ, đề cập đến nhân vật Kim An Thanh.

Kim An Thanh cũng là một người rất tài hoa. Vào năm Đạo Quang thứ 4 của Thanh Tuyên Tông (1842), khi ông đang ở Hà Nam trị thủy, gặp được Lâm Tắc Từ. Lâm Tắc Từ đã viết một phong hàm thư gửi cho bộ lại, tiến cử Kim An Thanh. Kim An Thanh nhờ vậy bước vào chốn quan trường. Ông liên tiếp nhậm chức thông phán ở quận Đồng Tri, phủ Thái Châu, Giang Tô; rồi làm thông phán tại Hải An phủ, làm đến quan chính tứ phẩm. Sau khi Thái Bình thiên quốc khởi binh bạo loạn, Kim An Thanh gia nhập đại doanh của Thống soái Thắng Bảo. Đến năm Hàm Phong 11 (năm 1861), Kim An Thanh đảm nhiệm ủy viên trù bị Nam Bắc lưỡng đài, sau đó bị cách chức điều tra về tội “mượn tiền quyên góp trục lợi bản thân”. Có một người cho rằng đó thực ra là vì ông đã đắc tội với Viên Giáp và Tam Ngô Đường, hai tổng đốc ngành vận tải đường thủy.

Sau khi Kim An Thanh và những người khác bị hạch tội, quan phủ đã tịch thu tài sản của nhà Kim, khiến vợ và con trai của Kim phải đứng ngoài đường gần như cả đêm. Tăng Quốc Phiên nói: “Làm sao có thể biết họ thực sự đã phạm tội đó? Chỉ là bởi danh vọng quá lớn, nên thưởng phạt cùng theo nhau mà tới. Chúng khẩu du du – mồm mép thiên hạ khó lường, lúc đầu không biết chuyện hủy báng từ đâu mà tới, cũng không biết làm thế nào để đình chỉ nó. Người có tài năng, thống hận những lời hủy báng vô bằng vô cứ, dù có thể thản nhiên bất chấp, nhưng chúng vẫn phừng phừng ở đó. Là nhân sĩ có đức, đối với những lời hủy báng vô căn cứ hại người đó, nên tự ức (đè nén) bản thân, kiên trì tu đức, thì những lời hủy báng ắt sẽ dần dần trấn tĩnh.

Ông hy vọng các đệ đệ của mình khi đối diện với sự hủy báng cần tự kiềm chế, tu dưỡng bản thân, chứ không phải là thản nhiên bất chấp, tôi thế này tôi thế kia mà tranh tranh đấu đấu. Tăng Quốc Phiên làm huynh trưởng, quan nhậm Lưỡng Giang Tổng đốc Hiệp biện Đại học sĩ, thời thời khắc khắc đều ưu tâm về những chuyện thị phi như điên phong quật xuống. Ông tham tầm những nhân vật và sự tích cổ kim mà nhận ra rằng, những người có danh vọng có quyền uy giống ông mà bảo toàn được kết cục tốt đẹp, là điều xưa nay hiếm. Ông vô cùng lo lắng, thân đang tại đỉnh cao quyền lực, không cách nào hỗ trợ được âm phúc của các em; rồi biết đâu có ngày sinh chuyện thị phi mà trái lại liên lụy đến các em. Do đó trong thư của mình, ông đã nhẫn nại dùng hết tâm địa của mình khuyên nhủ các em, rằng nội trong môn hộ, bất kể giữa các huynh đệ to nhỏ thế nào, nhưng trong con mắt của chúng nhân, không được để xảy ra chuyện mất lòng ngoại giới.

Vào năm Đồng Trị thứ ba (1864), quân Thái Bình Thiên quốc đại thế đã qua, và quân Thanh bao vây Kim Lăng. Tăng Quốc Thuyên xuất quân thu phục nhiều thành trì như Thường Châu và Đan Dương, nhưng Kim Lăng là thành trì duy nhất mãi không công phá được. Trong cuộc chiến kéo dài của Thanh triều, đối ngoại nhà Thanh đã ký kết “Điều ước Bắc Kinh” táng quyền nhục quốc với Anh, Pháp và Nga vào năm 1861. Tình hình quốc sự gian nan, quân lương thiếu thốn, rất nhiều sự tình tiến triển đều không thuận lợi, những lời chỉ trích dị nghị bất kham liên tục truyền đến tai Tăng Quốc Phiên. Vào năm đó, các quan viên bộ hộ của Kinh Sư tấu trình lên trên cả tệp, cố ý vu oan cho Tăng Quốc Phiên. Tăng Quốc Phiên trong tâm uất ức bất bình. Ngày 25/3 cùng năm, ông nói: “Quá nhiều chuyện là dựng lên, nghi kỵ tôi lợi dụng binh quyền quá lớn, quyền lực quá cao, ý muốn thúc tôi giải giáp binh quyền, vậy tôi sẽ thoái quan vài năm để xua tan nghi ngờ.

Để xua tan những lời phỉ báng và nghi kỵ của chúng nhân đối với mình, ông nghĩ tốt hơn là tấu trình vua, chuẩn bị giải giới binh quyền, hồi gia hưu dưỡng. Lúc đó, vừa đúng thời khắc then chốt khi quân Thanh bao vây công phá quân Thái Bình thiên quốc, chiến sự gian nan chưa có kết quả. Kim Lăng còn chưa chinh phục được, quân Thái Bình ở Giang Tây tràn đến, quân đội Đại Thanh cần rất nhiều quân nhu lương thực, mà trọng trách này lại do Tăng Quốc Phiên đảm nhiệm. Nếu như Tăng Quốc Phiên cáo bệnh hồi gia, quân đội nhà Thanh sẽ sớm vì thiếu hụt quân nhu lương thực mà suy yếu, quân Thái Bình thiên quốc sẽ phản bại thành thắng, công lao bao năm khổ chiến của quân Thanh sẽ bị hủy hoại. Tăng Quốc Phiên cuối cùng đành không thể rời đi. Đối diện với thời cục gian nan, chúng nhân dị nghị, triều thần cản trở, Tăng Quốc Phiên uất ức tổn thương, nhưng ông càng thương các đệ đệ của mình hơn, bao năm trời đả chiến bên các binh sĩ, cả thân lẫn tâm đều lao khổ đau thương, do đó ông đã viết thư an ủi Tăng Quốc Thuyên.

Quân Thái Bình thiên quốc chiếm cứ một nửa giang sơn Trung Nguyên. Tăng Quốc Phiên cùng Tăng Quốc Khuê và những người khác đã cố gắng kiệt lực để vãn hồi cục diện cho nhà Thanh. Tháng 7 năm Đồng Trị thứ 3, quân Thanh công phá thành công Kim Lăng, triều đình gia phong Tăng Quốc Thuyên làm nhất đẳng bá tước, tích danh uy nghị, ban cho song nhãn hoa linh. Gia phong Tăng Quốc Phiên làm đệ nhất hầu tước, cha truyền con nối, thưởng đai song nhãn hoa linh. Từ thời Đại Thanh khai quốc, văn thần như ông được phong hầu là lần đầu tiên trong lịch sử. Dù các quan viên xưng tụng, Tăng Quốc Phiên không dám nhận công lao, ông trước sau như một hành sự cẩn thận, như đi trên băng mỏng.

Tăng Quốc Phiên có nhiều đóng góp cho xã tắc, nhưng vì ông hành sự công khai minh bạch, khiến chúng nhân nhiều người kị hận, còn gặp phải triều thần muốn luận tội. Một ngày nọ, Tăng Quốc Phiên duyệt đọc để báo, mới được biết quan ngự sử  Phật Nhĩ Quốc Xuân đã thượng tấu lên triều đình luận tội Tăng Quốc Thuyên, nghi là thành viên của Túc đảng, đáng bị trừng trị. Nói về Túc đảng, liên quan đến một chính biến của cung đình. Năm Hàm Phong thứ 11 (năm 1861), hoàng đế Hàm Phong trước khi băng hà, ông đã lệnh cho Túc Thuận, Tái Viên và tám vị đại thần phụ tá tiểu hoàng đế Đồng Trị, đồng thời trao ấn tín cho lưỡng cung Thái hậu nắm giữ. Sau khi các đại thần phụng mệnh tiểu hoàng đế ra chiếu chỉ, cần phải thông qua lưỡng cung Thái hậu đóng ấn tín thì Thánh chỉ mới có hiệu lực. Tuy nhiên, lưỡng cung Thái hậu có ý muốn buông rèm chấp chính, bất hòa với các phụ chính đại thần, do đó lưỡng cung Thái hậu và cung thân vương Dịch Hân liên thủ phát khởi chính biến, loại bỏ các phụ chính đại thần. Trong số các đại thần đó, đại thần Tái Viên và Đam Hoa tự tẫn tại Tông Nhân phủ, đại thần Túc Thuận thì bị xử trảm, còn những người khác đều bị đưa đến quân đài. Đây chính là chính biến Tân Dậu, cũng được gọi là chính biến Kì Tường.

Túc Thuận là một tông thân của hoàng thất, thích giao du với danh nhân và thường tiếp thu các kiến nghị của họ, được hoàng đế Hàm Phong tin tưởng. Tuy nhiên, Túc Thuận vì được sủng ái mà kiêu căng, lãm quyền lập uy, mấy lần cao hứng tống giam nhiều người, dẫn đến thiên hạ dân oán; còn tấu thỉnh tước giảm 8 kỳ lương bổng dẫn đến quý tộc trong hoàng thất oán hận. Dân chúng khi nhìn thấy ông ta bị hành hình, còn ném đá, vỗ tay cổ vũ. Túc Thuận khi còn sống và lưỡng cung Thái hậu là địch thủ, do vậy việc quan ngự sử Phật Bột Quốc Xuân vu hãm Tăng Quốc Thuyên là Túc đảng, không nghi ngờ gì, là muốn đẩy Tăng Quốc Thuyên vào tử địa. Sau khi điều tra, triều đình xác minh đây chỉ là lời phỉ báng vu hãm, đã trả lại sự thanh bạch cho Tăng Quốc Thuyên, thì trường phong ba này mới lắng xuống. Tăng Quốc Phiên tự thuật: “Ngộ gia cao tước hiển hoạn, vị chúng nhân sở trắc mục, tư chi tủng lật.” – ý tứ là, gia đình tôi quan tước cao, vì vậy mọi con mắt thiên hạ đều trông vào, nghĩ thật đáng sợ. Huynh đệ Tăng gia làm quan cao hiển quý nhất đương triều, nhất cử nhất động đều bị thiên hạ soi xét, chỉ cần hơi bất cẩn một chút, đều có thể lấy cớ đó để luận tội, Tăng Quốc Phiên trong nội tâm từng li từng khắc cảm nhận nỗi sợ cực độ.

Khi Tăng Quốc Thuyên 41 tuổi, vào tháng 8 năm Đồng Trị thứ 3 (1864), Tăng Quốc Phiên đã tặng ông 13 bộ thơ. Trong đó bài thơ thứ 10 là:

Tả liệt chung minh hữu báng thư,  
Nhân gian tùy xử hữu thừa trừ.
Đê đầu nhất bái đồ dương thuyết,  
Vạn sự phù vân qua thái hư.
(Trích từ “Nguyên Phố đệ 41 sơ độ”)

Bài thơ đại ý là nói, đối với một vị quyền cao chức trọng, thường thường bên trái ông ta trưng bày công huân công trạng, còn bên phải ông ta ắt là những lời phỉ báng. Nhân gian tùy cơ biến hóa khó lường, nhìn không thấy bao phong hiểm rình rập, như thể phép cộng trừ nhân chia trong số học, không có định số. Tăng Quốc Phiên khuyến nghị em trai mình đừng như thuyết giết cừu của Sở quốc thời kỳ Xuân Thu, xem nhẹ công danh, cự tuyệt phần thưởng vua ban, cẩn trọng, kiềm chế và khiêm nhường. Bởi nhân gian vạn sự đều chỉ như đám phù vân trôi dạt trên trời, cuối cùng đều sẽ nhất tiêu mà tán.

Những tài liệu tham khảo: “Nhật ký Tăng Quốc Phiên”, “Tăng Quốc Phiên gia thư”, “Thanh Sử cảo” Tập 387 / Tập 413, “Tăng văn chính công niên phổ”, Tập Chín
Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch