Sau khi bị đày xuống hạ giới, Sa Tăng giết người vô số, tạo tội nghiệp cự đại và mê lạc mất phương hướng. Cái tâm bị thống khổ giày vò khiến ông bị hãm vào vòng luẩn quẩn của ác tính mà không cách nào dừng lại. Vậy tín niệm mạnh mẽ nào đã giúp Sa Tăng có thể tu thành La Hán trong Phật gia?

Trong Tây Du Ký, sau khi Đường Tam Tạng thu phục Sa Tăng ở Lưu Sa Hà, năm thầy trò đã thực sự bước đi trên con đường tu luyện. Sa Tăng quy y thiện quả, từ đó ngũ hành tương hợp.

Từ tiêu đề của các hồi khác nhau trong Tây Du Ký có thể thấy rằng: Năm thầy trò đối ứng với kim mộc thủy hỏa thổ trong ngũ hành. Ngộ Không là kim, Bát Giới là mộc, Bạch Long Mã là thủy, Đường Tăng là hoả, Sa Tăng là thổ.

Trong Tây Du Ký cũng có bài thơ chứng minh rằng:

Ngũ hành phối hợp tính thiên chân
Nhận ra thuở trước đúng chủ nhân.
Tu luyện căn cơ bao vi diệu,
Chính tà phân rõ biết nguyên nhân.

Ngộ Không kim tính về đồng loại,
Bát giới mộc tình cùng trầm luân.
Sa Tăng Hoàng Phong hai thổ lặng,
Đường Tăng Bạch Mã thủy hỏa thân

Các thành viên trong đoàn thỉnh kinh, không có ai là thập toàn thập mỹ, năng lực của mỗi người cũng khác biệt rất xa. Năm thầy trò thông qua vận tác điều hòa của ngũ hành, tạo thành chỉnh thể hoàn toàn mới, từ đó tạo hóa ra tân Thiên, tân Địa và tân Nhân (tân tam tài) với sinh cơ bừng bừng, cũng tạo ra muôn sắc thái trong Tây Du Ký: có nguy hiểm rình rập, cũng có lúc bằng phẳng; có võ lực chí dũng, cũng có ý vị khôi hài. Muôn hình vạn trạng, cảnh tượng kỳ vĩ tráng lệ. Trên con đường lấy kinh vạn dặm xa xôi, mỗi thành viên đều dần dần hướng đến chỗ siêu phàm thoát tục.

Bốn thày trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Cao thủ võ công vân du thiên hạ, khổ tìm minh sư

Cá tính Sa Tăng vốn khiêm nhường, tốt bụng và chân thật, khi đi đường thì không phô trương thanh thế. Trong Tây Du Ký, Sa Tăng Không xuất sắc như Ngộ Không, nhưng thiếu ông thì cấu thành của ngũ hành sẽ khuyết đi một nhân tố quan trọng. Đời trước của Sa Tăng là đã được học võ nghệ từ nhỏ, tính tình hào sảng, thiên tính có mang theo thần khí. Nhờ đó mà sau này võ công vang danh thiên hạ, được người đời phong là anh hùng hào kiệt.

Dù Sa Tăng đi đến phương nào, đều như sao sáng, nhận được sự chú ý của rất nhiều người. Đương thời, con em của vạn quốc gia trong thiên hạ, hào kiệt của ngũ hồ tứ hải đều lấy Sa Tăng làm khuôn mẫu.

Sa Tăng võ công trác việt. Ông phát hiện võ công luyện cao siêu đến đâu, đều có một cảnh giới cao hơn, tài nghệ thì không có giới hạn. Nhưng cụ thể đó là gì thì ông không biết. Sa Tăng vì tìm đạo cao hơn, đã tìm đến rất nhiều sư phụ có trí huệ, băng qua vạn quốc cửu châu.

“Năm đó y bát theo bên người, mỗi ngày tâm thần không thể nguôi. Vân du tao ngộ trải mấy mươi, du chơi trăm lượt cứ thảnh thơi”. Sa Tăng vân du thiên hạ, vì tìm minh sư, đã đi đi về về vạn quốc cửu châu mấy chục lần.

Vinh hoa phú quý của thế gian, nhi nữ tư tình, trong mắt của Sa Tăng đều giống như mây khói. Khi tín niệm cầu đạo gắn chặt vào tâm, hết thảy những thứ bên ngoài cũng đều trở nên đạm bạc.

Ý chí của Sa Tăng có thể đạt đến trình độ nào? Những thứ khổ kinh qua vạn quốc cửu châu không làm ông sụp đổ. Phong ba bão táp ở các nơi cũng không làm ông lay chuyển. Ông lấy ý chí và sức chịu đựng đó để chờ đến một ngày tìm thấy vị sư phụ.

Sau khi Sa Tăng nếm trải hết khổ trong vạn quốc cửu châu, cuối cùng cũng gặp được một vị cao nhân truyền thụ cho ông chân Pháp.

Bao nhiêu năm khổ tu, ông đã ngộ đạo thông suốt. Ngọc Đế đích thân tặng Sa Tăng bảo trượng hàng phục yêu ma, gia phong ông là Quyển Liêm Đại Tướng, trấn giữ Nam Thiên Môn và ông đã trở thành một vị hộ Pháp.

Trước khi gặp được Đường Tăng, Sa Tăng từng tu luyện, sau khi đắc Đạo được phong làm Quyển Liêm Đại Tướng. (Ảnh minh họa: youtube.com)

Sa Tăng vô ý lỡ tay, bị đày xuống hạ giới

Sa Tăng vốn có nghị lực kiên cường, có thể như kim cương bất động, dù gặp phải tình huống bất ngờ nào, cũng không động được ông. Cho nên, khi Sa Tăng tu Đạo trước đây, có thể đi hết vạn quốc cửu châu mấy chục lần đều không cảm thấy khổ. Khi tu luyện, ông từ ô nhiễm của hồng trần vượt lên, như hoa sen xuất ra khỏi bùn mà không bị ô nhiễm.

Khi ông trấn thủ ở Nam Thiên Môn, thường xuống hạ giới để hàng ma trừ yêu, dần dần ông không biết rằng mình đã bị ô nhiễm bởi hạ giới. Ví như một khối vàng thường xuyên nằm trong đất bẩn, phân bẩn, dần dần vàng kim cũng cải biến màu sắc. Tâm của Sa Tăng Không còn thuần như trước đây, quả vị của ông cũng bắt đầu bị ảnh hưởng.

Đã là Thần trên Thiên giới, hết thảy biểu hiện nên phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới đó. Sa Tăng ở hội bàn đào lỡ tay làm vỡ chén lưu ly. Lần đó đã kinh động đến các Thần ở trên Trời, ai cũng thấy trên thân Sa Tăng có đầy chỗ rò rỉ và ô nhiễm. Vì muốn trui luyện Sa Tăng một lần nữa, Ngọc Đế bèn đày ông xuống hạ giới.

Ở hạ giới vì không chịu được đói rét, Sa Tăng đành ăn người để sinh tồn, do đó tạo tội nghiệp cự đại và mê lạc mất phương hướng. Cái tâm bị thống khổ giày vò khiến ông bị hãm vào vòng luẩn quẩn của ác tính mà không cách nào dừng lại.

Sự giải thoát của Sa Tăng

Khi Thiên thượng cần một đoàn thỉnh kinh để thành tựu phúc lành cho vạn dân Đại Đường, Sa Tăng biết mình có cơ hội quy y thiện quả. Khi có hy vọng giải thoát, ông chọn con đường chân chính một cách không do dự. Ông bái Đường Tăng là sư, theo thầy đi Tây Thiên vạn dặm để lấy được chân kinh.

Sa Tăng đã có quá khứ huy hoàng, cũng có lúc trầm luân ở Lưu Sa Hà. Từng trải qua huy hoàng và trầm luân, thời điểm đó đều đã thành những kí ức xa xôi của ông.

Tiểu thuyết lấy kinh nghiệm từng trải của Sa Tăng để nói cho hậu nhân rằng: Tín niệm cầu Đạo đã xuyên suốt đời trước lẫn đời này của Sa Tăng. Nó khiến ông tu thành chân nhân Đạo gia ở đời trước, khiến ông trong trầm luân mà giải thoát khỏi thống khổ để đi về bến bờ hy vọng, cũng khiến ông ở đời này tu thành La Hán trong Phật gia.

Uy lực của tín niệm này có thể nói là vô cùng kỳ diệu!

Mạn Vũ
Theo secretchina.com

videoinfo__video3.dkn.tv||e0720b8cf__