Những năm Vạn Lịch – Thiên Bảo nhà Minh có một Nho sinh đỗ bảng nhãn, vinh hoa hiển đạt nhưng lại đột ngột qua đời khiến cho mọi người than thở nuối tiếc mãi không thôi.
Trong chế độ khoa cử thời Phong kiến, kỳ thi cao nhất là thi đình (còn gọi là thi điện), người đứng đầu được gọi là Trạng nguyên, người thứ hai gọi là bảng nhãn, người thứ ba gọi là thám hoa. Cả ba được gọi chung là Tam đỉnh giáp. Đỗ Tam đỉnh giáp là vinh quang tột độ, con đường quan lộ mở rộng, cuộc đời chuyển bước ngoặt lớn, vinh hoa phú quý cả đời, do đó trở thành niềm mơ ước của tất cả những bậc Nho sinh.
Những năm Vạn Lịch – Thiên Bảo nhà Minh có một Nho sinh đỗ bảng nhãn, vinh hoa hiển đạt nhưng lại đột ngột qua đời khiến cho mọi người than thở nuối tiếc mãi không thôi.
Vị Nho sinh ấy tên là Trang Kỳ Hiển (1587-1622), tự Duẫn Nguyên, là người Tấn Giang ở Tuyền Châu (thành phố Tấn Giang tỉnh Phúc Kiến ngày nay). Vào năm Vạn Lịch thứ 41 (năm 1613), Trang Kỳ Hiển mới 26 tuổi đã đỗ bảng nhãn, cha mẹ ông cũng vì thế mà được triều đình phong thưởng. Nhưng đúng lúc có thể thỏa sức vùng vẫy chốn quan trường thì ông đột nhiên qua đời vì bạo bệnh. Sách Kiến Văn Lục ghi chép lại chi tiết như sau:
Trang Kỳ Hiển vốn là người thích uống rượu. Một lần say rượu ở chùa Thừa Thiên tại quê nhà, ông loạng choạng đi đến Tàng Kinh Các. Lúc ấy mọi người đang chăm chú nghe cao tăng thuyết Pháp, chẳng còn ai để ý đến vị bảng nhãn say khướt này. Có lẽ vì cảm thấy lạc lõng, lòng tự tôn bị tổn thương, cũng có thể vì bất mãn điều gì đó, hoặc có lẽ ông vốn là người không tín Phật, thế nên Trang Kỳ Hiển trong cơn say đã phẫn nộ phát cuồng, chạy đến trước bàn thờ rồi cầm cuốn kinh Phật ném xuống đất. Dường như chưa đủ hả giận, ông lại dùng chân giẫm đạp lên kinh Phật. Sau một hồi quậy phá, ông mới quay người bỏ đi. Nhưng vừa ra đến cổng chùa, Trang Kỳ Hiển bỗng thấy bức tượng Thần Hộ Pháp đang lạnh lùng nhìn mình. Càng bực tức, ông lại càng hăng tiết đẩy tượng Thần đổ xuống rồi khệnh khạng đi về trong ánh mắt kinh hoàng của mọi người.
Mấy tháng sau có đứa trẻ vô ý nói ra những lời khó nghe, Trang Kỳ Hiển liền co chân đá, không ngờ đá trúng cây cột lớn khiến ngón chân ông toác ra chảy máu. Vết thương mãi không lành, dần dần biến thành một cái nhọt kỳ lạ. Từ chân dần dần lan ra khắp toàn thân khiến ông đau đớn vô cùng, đêm ngày ăn ngủ không yên. Trang Kỳ Hiển bị giày vò đến mức thần trí không còn tỉnh táo, trong lúc mơ màng ông nhìn thấy Thần Hộ Pháp đang trách tội mình. Cảm thấy thống khổ và ân hận vô cùng, ông đã để lại di ngôn “Hối hận mãi mãi” rồi qua đời.
Trang Kỳ Hiển vì kinh nhờn Phật Pháp đã tạo nghiệp to lớn vô biên. Sau khi tỉnh rượu ông lại không biết hối cải đền bù tội lỗi, cuối cùng ác báo xảy đến, để lại nỗi hối hận mãi mãi khôn nguôi. Bi kịch của ông nói với chúng ta rằng: Phật Pháp là từ bi nhưng cũng uy nghiêm Thần Thánh, kẻ phàm trần vô đức không được phép mạo phạm, hễ phá hoại thì ắt phải chịu ác báo. Trang Kỳ Hiển đã dùng chính bi kịch của mình để chứng minh cho sự uy nghiêm ấy, trở thành một trường hợp điển hình cảnh tỉnh kẻ hậu thế sau này.
Nhưng những bài học cảnh tỉnh trong lịch sử vẫn luôn lặp đi lặp lại. Tại thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có bà Nhiệm Trường Hà là bí thư đảng ủy đồng thời là vị trưởng công an quyền uy tột đỉnh. Nhưng cũng chính vì ở trên đỉnh cao quyền lực, bà Hà đã lạm dụng chức quyền để nhiều lần bức hại người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Người ta vẫn nói: “Hoàn hồn mới biết báo ứng thật, Phật Pháp uy nghiêm chẳng thể đùa”. Nhiệm Trường Hà uy quyền ngạo nghễ, chẳng sợ đất cũng chẳng sợ Trời, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi sự trừng phạt của ác báo. Năm 2004, chiếc xe chở Nhiệm Trường Hà đang băng băng chạy trên đường cao tốc thì bất ngờ gặp nạn. Bà Hà ngồi ghế sau tài xế, vốn là vị trí an toàn nhất trên xe, vậy mà tài xế thì bình an vô sự còn bà lại trọng thương đến mức hôn mê bất tỉnh. Cuối cùng bà Hà chết ở tuổi 40, đúng vào độ tuổi sung mãn, sức khỏe đang ở đỉnh cao của cuộc đời. Khi chết, hai mắt bà Hà vẫn mở trừng trừng không thể nhắm lại được, cảnh tượng bi thảm khiến người chứng kiến không dám tiếp tục nhìn. 4 năm sau đó chồng bà Hà cũng đột nhiên tử vong. Tại sao lại như vậy? Chỉ vì tham gia bức hại người tu luyện nên mới gặp quả báo.
Người xưa nói: “Ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”, người thiện thì được thiện báo, người ác thì bị ác báo. Có người vẫn nghi ngờ sự tồn tại của nhân quả báo ứng, cho rằng hết thảy mọi chuyện xảy ra đều là ngẫu nhiên, rằng vì sao nhiều kẻ ác vẫn giàu sang, còn người thiện vẫn nghèo khổ? Và Thần Phật cớ sao lại trừng phạt con người, chẳng phải Thần Phật vốn từ bi đó sao?
Nhưng con người sinh ra là đã có định số, được hưởng phúc hay chịu tội khổ đều là do đức và nghiệp đeo bên thân mình mà đến cõi nhân thế. Người đức nhiều thì giàu sang phú quý, phát lộc phát tài, người đức ít thì chịu tội khổ, nghèo nàn, bất hạnh.
Người có đức nhiều lại làm việc xấu thì đức sẽ mất dần, nghiệp sẽ tăng lên, đến một mức độ nhất định thì phải chịu ác báo. Cũng giống như ly nước, đến khi đầy mà vẫn rót tiếp thì sẽ tràn. Thế nên, một số người làm việc xấu ác vẫn giàu sang là bởi “cái ly” của họ chưa đầy, nếu không biết bỏ ác theo thiện thì ác báo sớm muộn rồi sẽ đến.
Người nghiệp nhiều thì phải chịu khổ nhiều. Quá trình chịu khổ cũng chính là trả nợ nghiệp, tiêu nghiệp. Nếu hiểu luật nhân quả, họ sẽ gắng làm việc thiện, tích đức, và nhẫn chịu khổ nạn để trả nghiệp. Sau một thời gian, nghiệp cũ trả được rồi, đức mới cũng tích được nhiều rồi thì họ sẽ được phúc báo.
Thần Phật vốn từ bi. Phật hạ thế là để độ nhân, thế nên Phật ắt không dùng cái ác để trừng phạt con người. Dù cho con người mê muội, khinh nhờn bất kính với Phật thì Phật vẫn từ bi, khuyến thiện, mong con người biết ‘quay đầu là bờ’. Nhưng Phật Pháp, tức là Pháp của vũ trụ, hay nói theo ngôn ngữ khoa học là quy luật của tự nhiên, thì lại uy nghiêm bất khả xâm phạm.
Ở trước cổng một số ngôi chùa có tượng Ông Thiện và Ông Ác, đó chính là hai vị Thần Hộ Pháp: một vị khuyến khích con người hướng thiện, một vị trừng trị cái ác. Họ hành xử theo theo luật pháp của vũ trụ, đó là chức trách của họ. Họ đều là Thần, đều không có cái tình như con người, không vì người ta thờ cúng mà ‘ưu tiên’ ‘châm chước’, ‘bỏ qua’ như ở chốn nhân gian.
Ngay ở chốn nhân gian, chẳng phải cũng có câu rằng “Pháp bất vị thân” đó sao? Ấy là, người cầm cân nảy mực sẽ không kiêng nể thiên vị thân nhân, bất kể người đương sự là ai, thân phận ra sao, họ vẫn phải “chí công vô tư”, hành xử theo pháp luật.
Người trí tuệ biết học từ cái sai và lỗi lầm của người khác, biết rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ. Nhưng con người vốn chấp mê bất ngộ, thế nên lịch sử mới lặp lại đầy tiếc thương đến thế…
Kiến Thiện
(Tham khảo Minghui.org)